Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Quy trình cơ quan hải
quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế trong quản lý nợ thuế được quy
định như thế nào?". Bài viết dành sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho người
đọc và đặc biệt là các kế toán viên.
1. Quy trình cơ quan hải quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế trong quản lý nợ thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Quy trình) ban hành kèm theo Quyết định
2317/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về trình tự thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng
chế trong quản lý nợ thuế như sau:
- Thực hiện thu thập từ các nguồn thông tin về người nộp thuế: từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng; thông tin từ cơ quan quản lý thuế; thông tin trên Website Sở kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, thông tin do người nộp thuế cung cấp...
- Khai thác thông tin về người nộp thuế có tiền thuế nợ: Thông tin người nộp thuế được thu thập, cập nhật kịp thời đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan từ các tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế.
- Xác minh thông tin về người nộp thuế: Công chức được phân công quản lý nợ thuế trình Lãnh đạo Đội báo cáo Lãnh đạo Chi cục hoặc trình Lãnh đạo Phòng báo cáo Lãnh đạo Cục Hải quan, Lãnh đạo Cục kiểm tra sau thông quan thực hiện công tác xác minh thông tin để phục vụ cho các biện pháp cưỡng chế (tài khoản ngân hàng, lương/thu nhập của cá nhân, tài sản ...):
+ Cử cán bộ công chức
xác minh trực tiếp.
+ Gửi văn bản đề nghị cung cấp thông tin.
- Trên cơ sở khai thác, xác minh thông tin người nộp thuế, công chức được phân công quản lý nợ thuế cập nhật thông tin của người nộp thuế vào hệ thống kế toán thuế tập trung để đảm bảo công tác theo dõi người nộp thuế.
2. Người nộp thuế nợ thuế đối với hàng xuất nhập khẩu quá 90 ngày có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính hay không?
Căn cứ Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 quy
định về các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý
thuế bao gồm:
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
- Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
- Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Lưu ý: Cơ quan hải quan không thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính về quản lý thuế đối với người nộp thuế đối với hai trường hợp tại khoản
5 và khoản 6 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019:
+ Chưa thực hiện biện pháp
cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế
khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế
theo quy định của Luật Quản lý thuế; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn
nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.
+
Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan
và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý nợ thuế mà cơ quan hải quan có thể thực hiện là gì?
Căn cứ Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022
quy định cơ quan hải quan có thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính về quản lý nợ thuế tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý
thuế 2019, bao gồm:
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
- Khấu trừ một
phần tiền lương hoặc thu nhập;
- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Ngừng sử dụng hóa đơn;
- Kê biên tài
sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
- Thu tiền,
tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản
lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
- Thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành
lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập
nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/quy-trinh-co-quan-hai-quan-thu-thap-thong-tin-de-chuan-bi-cuong-che-trong-quan-ly-no-thue-duoc-quy--47629.html#google_vignette