Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ
Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thủ tục hải quan đối với
hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn
về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản được thực hiện tại địa điểm nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm làm thủ tục
hải quan đối với hàng hóa tạm quản như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan
đối với hàng hóa tạm quản
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản
thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa tạm quản
gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi
cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với
hàng chuyển phát nhanh.
Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng
hóa tạm quản thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
Trường hợp
hàng hóa tạm quản gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thủ tục hải quan được
thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát
tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.
2. Người khai hải quan có những quyền gì khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản?
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về quyền của người
khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1.
Người khai hải quan có quyền:
Ngoài các quyền của người khai hải quan
được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải quan có thêm
các quyền sau:
a) Được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan
đối với hàng hóa tạm quản theo quy định tại Nghị định này;
b) Được lựa
chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản theo quy định tại Nghị định này hoặc
thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hải
quan 2014 quy định về quyền của người khai hải quan như sau:
Quyền
và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
a)
Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối
với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến
pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số,
xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác
thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa
dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm
việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra
lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan
hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
...
Theo
quy định trên, ngoài các quyền của người khai hải quan được quy định tại khoản
1 Điều 18 nêu trên thì người khai hải quan có quyền được cơ quan hải quan
hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản.
Đồng thời người
khai hải quan được lựa chọn làm thủ tục hải quan hàng tạm quản hoặc thực hiện
thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác theo
quy định của pháp luật.
3. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm quản thì người khai hải quan có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 64/2020/NĐ-CP về nghĩa vụ của
người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2.
Người khai hải quan có nghĩa vụ:
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của người
khai hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan, người khai hải
quan có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ theo các quy định về tạm quản hàng hóa quy
định tại Nghị định này có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu nhận
diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập
chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai
báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và
phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất
trong trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyên tiêu thụ nội địa,
hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro
bất khả kháng trong thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và không thực
hiện tái xuất, tái nhập.
Theo khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy
định về nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
Quyền và nghĩa vụ của
người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ
phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan
theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ
quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với
hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung
đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin
giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực
hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc
làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện
vận tải;
...
Như vậy, ngoài những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2
Điều 18 nêu trên thì người khai hải quan có những nghĩa vụ tuân thủ theo các quy
định về tạm quản hàng hóa có trách nhiệm gắn, đánh dấu các đặc điểm, dấu hiệu
nhận diện riêng đối với hàng hóa tạm quản để đảm bảo hàng hóa tái xuất, tái nhập
chính là hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.
Đồng thời người khai hải quan còn
có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp và phí, lệ phí (nếu có) cho cơ quan hải
quan.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-tam-quan-duoc-thuc-hien-tai-dia-diem-nao-nguoi-khai-hai-quan-co-n-445507-48491.html