Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Trong chế độ ưu
tiên về thủ tục hải quan thì doanh nghiệp có được cơ quan hải quan ưu tiên làm
thủ tục giao nhận hàng hóa trước không?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề
này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Trong chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan thì doanh nghiệp có được cơ quan hải quan ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước không?
Trong chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan thì doanh nghiệp có được cơ quan hải ưu
tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước được quy định tại Điều 9 Nghị định
08/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định
59/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ ưu tiên
1. Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Hải quan.
2.
Được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ
tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên kiểm tra giám sát trước.
3. Trường
hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập
khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên
ngành, trừ trường hợp pháp luật kiểm tra chuyên ngành có quy định hàng hóa phải
kiểm tra tại cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa
khẩu thì được ưu tiên kiểm tra trước.
4. Được miễn kiểm tra sau thông quan
tại trụ sở cơ quan hải quan trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật hải
quan
Như vậy, theo quy định của pháp luật về chế độ ưu tiên về thủ tục hải
quan thì doanh nghiệp được cơ quan hải ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa
trước.
2. Doanh nghiệp đã từng có hành vi trốn thuế có đủ điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan hay không?
Doanh nghiệp đã từng có hành vi trốn thuế có đủ điều kiện để được áp dụng chế độ
ưu tiên được quy định tại Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
Điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên
1. Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế
Trong thời hạn 02 năm
liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị công nhận doanh
nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế,
hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:
a) Các hành vi trốn
thuế; gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
b)
Các hành vi vi phạm hành chính có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương.
2. Điều kiện về chấp
hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán:
a) Áp dụng các chuẩn mực kế toán
theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Báo cáo tài chính hàng năm phải được
kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo
quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài
chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam.
3. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Doanh
nghiệp phải thực hiện và duy trì hệ thống, quy trình quản lý, giám sát, kiểm
soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất, nhập khẩu
của mình.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu doanh
nghiệp đã từng có hành vi trốn thuế trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời
điểm doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì sẽ
không đáp ứng điều kiện.
Còn doanh nghiệp đã có hành vi trốn thuế trước
thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị
công nhận doanh nghiệp ưu tiên vẫn có thể đáp ứng điều kiện.
3. Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp trong thủ tục hải quan?
Người có thẩm quyền ra quyết định công nhận chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
trong thủ tục hải quan được quy định tại Điều 11 Nghị định
08/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định
59/2018/NĐ-CP như sau:
Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình
chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
...
2. Thẩm định, công nhận doanh nghiệp ưu
tiên
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại
Khoản 1 Điều này, Tổng cục Hải quan thẩm định, kết luận về việc công nhận doanh
nghiệp ưu tiên.
Đối với các trường hợp phức tạp, cần lấy ý kiến các Bộ,
ngành liên quan thì thời gian thẩm định có thể được kéo dài nhưng không quá 30
ngày;
b) Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan ra quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Quyết định công nhận
doanh nghiệp ưu tiên có hiệu lực trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành quyết
định và tự động gia hạn thêm 03 năm tiếp theo nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng đầy
đủ các điều kiện theo quy định.
3. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45
Luật Hải quan khi đã được cơ quan hải quan thông báo thì cơ quan hải quan tạm
đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn 60 ngày.
...
Như vậy,
theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền ra quyết định công nhận chế
độ ưu tiên đối với doanh nghiệp trong thủ tục hải là Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy
vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/trong-che-do-uu-tien-ve-thu-tuc-hai-quan-thi-doanh-nghiep-co-duoc-co-quan-hai-quan-uu-tien-lam-thu--317670-145381.html