Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Doanh nghiệp đầu tư dự án mới vào cụm công nghiệp thì có được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Doanh nghiệp đầu tư dự án mới vào cụm công nghiệp thì có được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Doanh nghiệp đầu tư dự án mới vào cụm công nghiệp thì có được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hay không, thì theo Phụ lục III Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư thì cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi thuế theo địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khănVà theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC như sau:
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
…
3. Miễn thuế
2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ
thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ
thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên
địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).
Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào vị trí thực tế của dự án đầu tư trên thực địa.
Việc
xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại khoản này thực hiện theo
quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định về
phân loại đô thị và văn bản sửa đổi Nghị định này (nếu có)
Thuế suất ưu đãi
…
4. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời
gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa
bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng
thuế suất 17%.
2. Cụm công nghiệp phải có quy mô diện tích như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP có quy định:Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
3. Những ngành nghề nào được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp?
Những ngành nghề được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp được quy định tại Điều 3 Nghị định 68/2017/NĐ-CP gồm:- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời vào cụm công nghiệp;
- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn;
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành;
- Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động ở địa phương;
- Các ngành, nghề, sản phẩm có thể mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương;
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: "https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/doanh-nghiep-dau-tu-du-an-moi-vao-cum-cong-nghiep-thi-co-duoc-huong-uu-dai-ve-thue-thu-nhap-doanh-n-139848.html"