Giải thích chi tiết về đặc điểm và lịch sử của món ăn hạng B địa phương “Botan Nabe” ở tỉnh Gifu

2024/11/29

NhậtBản-Mónăn

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những đặc sắc của văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về món ăn Botan Nabe nhé!

Tỉnh Gifu là một tỉnh nằm gần như ở trung tâm Nhật Bản. Nó được bao quanh bởi dãy núi Hida và được biết đến là vùng đất giàu thiên nhiên với 3 con sông Kiso chảy qua.

Điểm hấp dẫn của khu vực này là có nhiều địa điểm mà bạn có thể cảm nhận được thiên nhiên, chẳng hạn như Shirakawa-go và Gokayama là một trong những di sản văn hóa được UNESCO công nhận của Nhật Bản.

Bây giờ, chúng tôi sẽ giới thiệu đặc điểm và lịch sử của Botan Nabe, một món ăn địa phương ngon hạng B của tỉnh Gifu.

ぼたん鍋

1. Botan Nabe là gì?

Botan Nabe là món ăn địa phương của thành phố Tamba Sasayama, tỉnh Gifu. Món lẩu này được làm từ thịt lợn rừng, có màu đỏ hơn thịt lợn thông thường, nước lẩu được làm từ miso trắng trộn với miso đỏ nên làm người ta liên tưởng đến hoa mẫu đơn và đặt tên cho món ăn này là “Botan Nabe”. Vào năm 2022, Botan Nabe đã được Bộ Văn hóa chứng nhận là “Món ăn 100 năm” và nhận được giải thưởng đặc biệt từ các chuyên gia. Hiện tại, chỉ riêng thành phố Tamba Sasayama đã có hơn 40 cửa hàng phục vụ món Botan Nabe.

2. Lịch sử của món Botan Nabe

Cách đây rất lâu vào thời kỳ Jomon, thịt lợn rừng đã được ăn từ lúc đó. Ngay cả trong thời đại Phật giáo du nhập vào và việc ăn thịt bị cấm, nhưng thịt heo vẫn được ăn như một nguồn protein quý giá ở các làng địa phương gần vùng núi và chúng vẫn được gọi là “Yama Kujira” (cá voi rừng) có nghĩa là heo rừng.

Người ta nói rằng trong thời kỳ Edo, từ lợn rừng trong tiếng Nhật gọi là “Inoshishi” đã được thay thế bằng cách gọi khác là “Botan”. Không chỉ lợn rừng, mà từ ngựa “Uma” cũng có một cách gọi khác là “Sakura” và hươu “Shika” còn được gọi là “Momiji”.

Vào đầu thời Minh Trị, khi lệnh cấm ăn thịt được dỡ bỏ, các món lẩu làm từ thịt lợn rừng nấu với miso được gọi là “Ino Nabe”.

Thịt lợn rừng Tamba Sasayama được biết đến trên toàn quốc vào khoảng năm 1908, nó được xem như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho Trung đoàn bộ binh quân đội số 70 khi huấn luyện. Họ đã sử dụng thịt lợn rừng đã bắt được ở vùng núi Tamba làm món súp miso để ăn. Không thể quên được hương vị này, những người lính đã trở về quê hương và truyền bá rằng: “Thịt lợn rừng Tamba Sasayama thật đặc biệt!” và từ đó món ăn này đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước.

Khoảng năm 1945, một quán trọ ẩm thực lâu đời ở địa phương đã bắt đầu phục vụ thịt lợn rừng được sắp xếp giống hoa mẫu đơn, từ đó nó có tên gọi là “Botan Nabe”. Bằng cách này, tên gọi “Botan Nabe Tamba Sasayama” đã lan rộng khắp đất nước.

3. Đặc trưng của món Botan Nabe

Điểm độc đáo của món Botan Nabe là nó được chế biến bằng cách cho thịt lợn rừng cùng với rau củ quả theo mùa vào trong nước dashi kết hợp với miso trắng và miso đỏ. Khi thịt lợn rừng nguội đi sẽ có nhiều mỡ. Thịt và mỡ được tách ra thành màu đỏ và trắng trông rất đẹp mắt. Khi thịt được cắt mỏng và bày lên trên như hoa mẫu đơn, người ta gọi món ăn này là Botan Nabe.

Có nhiều loại rau thường được ăn kèm bao gồm các loại nấm, khoai, đậu phụ và konnyaku, và gia vị được cho là khác nhau tùy theo từng vùng. Vì vậy, điểm hấp dẫn của Botan Nabe là bạn có thể thưởng thức những hương vị khác nhau tùy theo vùng miền.

Botan Nabe dùng nước “dashi” độc đáo

Hương vị truyền thống của món “Botan Nabe”, được làm bằng hạt mắc khén Nhật Bản và nấu trong nước miso vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng gần đây, những cách ăn mới sau đây lần lượt xuất hiện: miso hỗn hợp, miso trắng, warishita (hỗn hợp rượu sake, nước tương, đường, mirin và dashi), dashi trắng. 

Điểm chung của tất cả các cách ăn này là được chọn lọc nước “dashi” kỹ càng. Đây là cách ăn mà bạn có thể tận hưởng sự kết hợp giữa nước súp đặc biệt và nước dùng làm từ thịt lợn rừng. Bên cạnh đó, nếu nước súp thay đổi thì vị ngon của lẩu cũng sẽ thay đổi.

4. Cách chế biến món Botan Nabe

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cách làm Botan Nabe.

Đầu tiên, thêm miso trắng và miso đỏ vào nước dùng làm từ tảo bẹ và cá ngừ, thế là việc chế biến nước dùng đã hoàn thành.

Nguyên liệu để nấu Botan Nabe bao gồm: đậu hủ nướng và konnyaku cắt thành từng miếng vừa ăn, cà rốt cắt thành từng sợi mỏng, bắp cải thái khúc, hành lá cắt chéo, rau tần ô cắt thành từng miếng rộng 5cm, nấm kim chấm cắt bỏ phần gốc của nấm rồi tách nó ra và củ ngưu bàng cắt thành từng miếng vừa ăn rồi cho nước vào, sau đó vớt bọt. Tiếp theo, khoai mỡ gọt vỏ, ngâm vào nước giấm rồi vớt bọt ra, cắt thành từng miếng vừa ăn.

Sau khi cắt hết tất cả các nguyên liệu, cho nước dùng vào nồi, khi sôi thì cho thịt lợn rừng vào. Khi thịt đổi màu thì cho các nguyên liệu theo thứ tự chín chậm vào trước rồi đun nhỏ lửa là hoàn thành. Ngoài ra, người ta cũng khuyên nên rắc bột mắc khén lên trên khi ăn.

5. Tổng kết

Botan Nabe khác với các món lẩu thông thường ở chỗ nó sử dụng thịt lợn rừng và sử dụng miso trắng và đỏ để làm nước súp. Mặc dù nó khác với các món lẩu thông thường, nhưng cách chế biến cũng đơn giản giống như các món lẩu khác.

Tất cả những gì bạn phải làm là chế biến nước dùng, cắt nhỏ nguyên liệu và đun nhỏ lửa trong nồi là hoàn tất món ăn này. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng làm được, vì vậy nhất định hãy thử chế biến ẩm thực địa phương của tỉnh Gifu tại nhà nhé. Ngoài ra, tỉnh Gifu còn có nhiều công trình kiến trúc và địa điểm mà bạn có thể trải nghiệm lịch sử và văn hóa Nhật Bản.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ