Một trong những chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất xứ có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA

2024/11/22

ThuếƯuđãithuế

Hôm nay Công ty TNHH Kế Toán AGS sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về luật hải quan
Trong bài viết này AGS sẽ gửi đến các bạn thông tin về Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi nào? Nộp một trong những chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất xứ có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA không? Bên nhập khẩu có cần làm C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ khi mua bán 3 bên trong hiệp định EVFTA không?

I. Hàng hóa được coi là có xuất xứ

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên theo quy định.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tạo ra tại một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đó phải trải qua các công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định.

II. Nộp một trong những chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất xứ có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA

1. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ
  • C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.

2. Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu

  • C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương.
  • Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm c khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu.
Như vậy, khi một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ như trên thì hàng hóa có xuất xứ sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

III. Bên nhập khẩu làm C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ

Quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1
  • Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra nội dung khai báo mô tả hàng hóa để loại trừ khả năng bổ sung thông tin gian lận.
  • Ngày cấp C/O được thể hiện tại Ô số 11.
  • C/O được cấp sớm nhất có thể kể từ ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày tàu chạy được kê khai) và không quá ba ngày làm việc kể từ sau ngày này."
Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu
  • Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.
  • Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
  • Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều này có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.
  • Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Liên minh châu Âu được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu."
Như vậy, C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ thuộc về trách nhiệm của bên xuất khẩu, do đó, bên nhập khẩu không cần làm C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ khi mua bán 3 bên trong hiệp định EVFTA.

Công ty Kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nop-mot-trong-nhung-chung-tu-chung-nhan-hang-hoa-xuat-xu-co-duoc-huong-uu-dai-thue-quan-theo-evfta--17406-9581.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ