Những đối tượng không được làm Kế toán

2024/11/07

NgànhKếToán-Kiểmtoán

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được trình bày cho các bạn về nội dung "Những đối tượng không được làm kế toán" qua đó các bạn sẽ trang bị thêm cho mình những kiến thức về ngành nghề, phục tốt cho công việc cũng như định hướng nghề nghiệp cho những ai có quan tâm.

Những người nào không được làm kế toán theo quy định mới nhất ?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán cụ thể như sau:

Những người không được làm kế toán

  1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
  3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
  4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, những cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên sẽ không được phép đảm nhận vị trí kế toán.


Kế toán cần đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ gì ?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định nhiệm vụ kế toán như sau:

Nhiệm vụ kế toán

  1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
  2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
  3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Điều 5 Luật Kế toán 2015 cũng quy định về các yêu cầu đối với kế toán như sau:

Yêu cầu kế toán

  1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
  2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
  3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
  4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
  5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
  6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
Các quy định này cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc quản lý tài chính của tổ chức, giúp người quản lý, người sử dụng lao động có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của tổ chức, từ đó có thể đưa ra các quyết định liên quan đến vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán như thế nào ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Kế toán 2015 có quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như sau:

Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán

  1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
  2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
  3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán là vô cùng quan trọng đối với người đảm nhận vai trò là kế toán nhằm nâng cao chất lượng kế toán và đảm bảo mang lại sự minh bạch, hiệu quả trong quá trình làm việc.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm tại AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/nhung-nguoi-nao-khong-duoc-lam-ke-toan-theo-quy-dinh-moi-nhat-9393.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ