Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề "Trường hợp nào áp dụng ưu
đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp?". Bài viết
dành sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho người đọc và đặc biệt là các kế toán
viên.
1. Trường hợp nào áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 1 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 quy định như
sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13.
...
5.
Bổ sung điểm đ và điểm e vào khoản 1 Điều 13 như sau:
“đ) Thu nhập của
doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí
sau:
- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật
công nghệ cao;
- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các
ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí
chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa
sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của
Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
Chính phủ quy định Danh mục sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển quy định tại điểm này.
...
Căn
cứ tại Điều 1 Nghị định 57/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ sung điểm g
khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản
20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như sau:
“g) Doanh nghiệp có
dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01 tháng 01 năm
2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo
quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác
nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi về thuế
thu nhập doanh nghiệp như sau:
...
g2) Trường hợp doanh nghiệp có dự
án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà thu nhập từ dự án này đã hưởng hết ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện ưu đãi khác (ngoài điều kiện ưu
đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ) thì được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
...
g4) Cách xác
định thời gian ưu đãi còn lại nêu tại điểm g2 và g3 điểm này:
Thời gian ưu
đãi còn lại được xác định bằng thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo
điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi số năm miễn thuế, số
năm giảm thuế, số năm hưởng thuế suất ưu đãi đã được hưởng ưu đãi theo điều kiện
ưu đãi khác, cụ thể như sau:
- Thời gian miễn thuế còn lại bằng thời gian miễn thuế theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi thời gian miễn thuế đã hưởng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi khác;
- Thời gian giảm thuế còn lại bằng thời gian giảm thuế theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ di thời gian giảm thuế đã hưởng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi khác;
- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi còn lại bằng thời gian ưu đãi thuế suất theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi thời gian ưu đãi thuế suất đã hưởng theo điều kiện ưu đãi khác (nếu có).
Như
vậy theo quy định trên áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư sản xuất
sản phẩm công nghiệp như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư
(đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thực hiện trước ngày 01/01/2015 đáp ứng các
điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Luật
Sửa đổi các Luật về thuế 2014.
+ Dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ năm 2022.
+ Đã hưởng
hết ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện ưu đãi khác (ngoài điều kiện ưu đãi đối với
dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ).
+ Được hưởng ưu đãi thuế TNDN
theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thời gian còn lại
kể từ kỳ tính thuế TNDN được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản
xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 Nghị định
57/2021/NĐ-CP. Cách xác định thời gian ưu đãi còn lại thực hiện theo hướng dẫn
tại tiết g4 Điều 1 Nghị định 57/2021/NĐ-CP.
- Trường hợp doanh nghiệp có dự
án đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về
lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì được áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với:
+ Các
khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
+ Các khoản thu nhập như thanh lý
phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ
giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi
tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác
cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều
10 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
- Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với
doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo kê khai. Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế,
mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu
nhập tính thuế để tự kể khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
2. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thủ tục thực hiện ưu đãi
thuế TNDN như sau:
- Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
- Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được.
- Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
3. Nộp thuế TNDN ở đâu?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định nơi nộp thuế
TNDN như sau:
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở
chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất
và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực
hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập
nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/truong-hop-nao-ap-dung-uu-dai-thue-tndn-doi-voi-du-an-dau-tu-san-xuat-san-pham-cong-nghiep-134479-69920.html