Vườn quốc gia Núi Chúa

2024/11/27

ViệtNam-Côngviênquốcgia

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. 
Bài viết dưới đây công ty AGS sẽ đưa các bạn đi khám phá khu vườn quốc gia Núi Chúa tại tỉnh Ninh Thuận, nơi đây hội tụ các nét đẹp từ hoang sơ của thiên nhiên đến những kiến trúc độc đáo của bàn tay con người. Không chỉ vậy thời tiết nơi đây vô cùng lý tưởng cho các du khách muốn ghé thăm quan và lưu giữ cho mình những tấm ảnh thật đẹp để làm kỉ niệm.

Đôi nét về vườn quốc gia Núi Chúa

Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nơi đây cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 20km. Vào ngày 14/04/2022 Vườn quốc gia Núi Chúa được UNESCO công nhận danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới này có tổng diện tích lên đến 106.600ha bao gồm cả biển, núi rừng, bán sa mạc… và còn được mệnh danh là khu rừng sinh thái khô hạn nhất ở Việt Nam. Dù vậy nhưng hệ sinh thái, thảm thực vật của nơi đây vô cùng phong phú, đa dạng.
Trong quần thể của vườn quốc gia Núi Chúa còn có một địa điểm khá độc đáo là công viên đá. Công viên đá cách Phan Rang khoảng 30km, tọa lạc ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Nơi đây chưa được khai thác nhiều vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.

Địa hình

Trên phạm vi khu vực nhỏ, về mặt địa mạo thì khu vực VQG Núi Chúa thuộc dãy núi khối tảng vòm Núi Chúa, kéo dài theo hướng bắc đông bắc-nam đông nam, giới hạn về phía nam là đứt gãy Krongpha - Phan Rang, phái tây bởi đứt gãy Cam Ranh - Phan Rang. Khối núi này là kết quả của hoạt động kiến tạo nâng tạo núi nhiều lần thời kỳ Miocene và Pliocene. Hoạt động nâng tạo vòm và san bằng ở các thời kỳ khác nhau đã tạo nên các bậc địa hình gần giống như bậc địa hình ngày nay. Với các bề mặt san bằng Miocene giữa ở độ cao khoảng 850-1040m, Miocene muộn 700 - 850m, Pliocene sớm 500 - 650m, Pliocene giữa 300 - 350m và Pliocene muộn 150 - 200m. Các bề mặt này phát triển bao quanh bề mặt Miocene giữa gần như ở trung tâm, thấp và trẻ dần theo các hướng.
Khối núi này, sau pha nâng đầu Miocene muộn, vẫn tồn tại như một đồng bằng đồi cao khoảng 170 - 200m, cho tới Pliocene giữa, khối núi đã đạt độ cao 600-650m, và các pha nâng sau đó đã đưa độ cao thêm 300-400m nữa. Kèm theo các hoạt động nâng thì khối núi cũng bị bóc mòn mạnh và lộ ra các khối đá xâm nhập như khối đá xâm nhập thuộc phức hệ Cà Ná. Cho tới nay các quá trình xâm thực, đổ lở và bóc mòn vẫn còn đang phát triển mạnh.
Ở phạm vi rộng hơn, cho cả vùng Phan Rang liền kề thì Phan Rang thuộc kiến trúc hình thái kiểu đồng bằng tích tụ rìa vòng tân kiến tạo.. Đồng bằng được hình thành từ kết quả của sụt lún kèm theo bóc mòn, là nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy Cam Ranh-Phan Rang, Krongpha-Phan Rang, địa hình bị hạ thấp và bóc mòn nhiều. Giới hạn phía bắc chính là khối Núi Chúa. Xem xét tổng thể thì khu vực Phan Rang bị giới hạn xung quanh bởi các khối núi tảng cao hơn hình thành một dạng bồn trũng khép kín chỉ hở ra mặt phía Đông là biển. Từ các hoạt động tân kiến tạo hình thành địa hình ngày nay ở các khu vực lân cận VQGNC và tại ngay khu vực Núi Chúa, về mặt địa hình, VQGNC có các đặc điểm sau đây:Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra của mũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền. Khối núi này có nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có dộ cao 1.039m.


Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn phía nam và phía đông. Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các khối núi nhỏ tạo thành các thung lũng sườn núi theo hướng đông bắc-tây nam; còn phía bắc, đông và đông nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh núi ra biển
Địa hình có độ cao dưới 300m: Phân bố phía đông và nam và các khu vực ở phía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200.
Địa hình có độ cao từ 300-700m: Phân bố phía tây và tây nam, địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến 350.
Địa hình có độ cao trên 700m: Phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở các độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến 400.
Xa hơn về phía tây nam là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Cả khu vực Núi Chúa-Phan Rang gần như hình thành dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m.

Hệ động vật:

Kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, thực hiện năm 2001 đã ghi nhận được 306 loài động vật hoang dã có xương sống thuộc 89 họ, 29 bộ của 4 lớp động vật. Trong 306 loài hiện diện, có 29 loài cho dược liệu, 60 loài cho thịt, 18 loài cho da lông, 21 loài có thể làm cảnh. Ngoài ra còn có một số loài có lợi cho sản xuất Nông nghiệp vì chúng có khả năng ăn côn trùng có hại, tiêu diệt chuột, tham gia thụ phấn, phát tán hạt giống cây rừng.
Khu hệ động vật ở Vườn quốc gia Núi chúa chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ nhưng theo một số nhà khoa học nơi đây vẫn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Chà chân đen Pygathrix nigripes, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Rùa da Dermochelys coriacea, Đồi mồi dứa Chelonia mydas, Vích Caretta caretta ....Nhiều loài chim qúy hiếm vẫn còn hiện diện như: Cốc biển bụng trắng Fregata andrewsi, Gà lôi Lophura nythemera, Phướn đất Carpococcyx renauldi, công Pavo muticus...chứng tỏ mức độ đa dạng nơi đây vẫn còn khá cao.
Bò sát lưỡng cư: Là một khu vực có hai kiểu rừng rất đặc biệt là khô hạn và thường xanh nên Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ bò sát lưỡng cư hết sức đa dạng. Trong những năm qua các nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư đã công bố 2 loài bò sát mới ở Vườn quốc gia này gồm: Thằn lằn ngón cao văn sung Cyrtodactylus caovansungi, Thằn lằn chân lá arronbauer Dixonius aaronbaueri ...




Tài nguyên biển

Ngoài việc bảo tồn tài nguyên rừng khô hạn, một nhiệm vụ quan trọng của VQG Núi Chúa là bảo tồn tài nguyên biển trong vùng biển giới hạn từ Mũi Đá Vách phía bắc cửa Đầm Vĩnh Hy, kéo dài đến Hòn Chông, với chiều dài đường bờ biển khỏang 24,5 km và nơi có chiều rộng nhất từ bờ ra là 4,5 km. Là nơi phân bố của nhiều loài sinh vật biển với thành phần như sau:
  • San hô: Tổng cộng có khoảng 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ. Trong đó có 46 loài được ghi nhận phân loài mới tại ViệNam. Hầu hết các dãy rạn san hô đều trong tình trạng khá tốt, với độ che phủ san hô cứng trung bình là 30%, phân bố từ dưới 10% đến ở 50%. Độ che phủ cao nhất ở những điểm nước cạn như Hòn Đeo, Bãi Lớn.
  • Rùa Biển: Vùng biển xã Vĩnh Hải - Ninh Hải Ninh Thuận được xem là vùng có quần thể Rùa biển lớn thứ 02 ở Việt Nam sau VQG Côn Đảo, với 03 loài: Rùa xanh Chelonia mydas; Quản đồng Lepidochelys olivaecea; Đồi mồi Emretmochelys imbricata

Hệ thực vật

Vườn Quốc gia Núi Chúa là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn có đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và diện tích rừng thường xanh cây lá rộng xen kẽ cây lá kim đặc trưng của vùng khí hậu A nhiệt đới ẩm.… còn mang tính chất nguyên sinh. Theo đánh giá ban đầu của các nhà khoa học, cho đến nay lâm phần Vườn Quốc gia Núi Chúa có 2 hệ sinh thái rừng là hệ sinh thái rừng khô nhiệt đới và thường xanh ẩm nhiệt đới có 1.265 loài thực vật, và 306 loài động vật, đặc biệt có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Thảm thực vật rừng của Vườn quốc gia Núi Chúa rất đa dạng, tạo nên các quần thể ưu thế ở các vùng khác nhau như:
  1. Kiểu thực vật trên cát biển.
  2. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
  3. Kiểu truông gai hạn nhiệt đới.
  4. Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khô nhiệt đới.
  5. Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.
  6. Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp.

Địa điểm đẹp vườn quốc gia Núi Chúa 

Vườn quốc gia Núi Chúa có gì đẹp chắn hẳn là câu hỏi của nhiều du khách, nhưng đã đến đây bạn sẽ không lo thiếu cho đi đâu, đảm bảo sẽ khiến du khách hài lòng bởi sự đa dạng của thắng cảnh nơi đây

Hang Rái

Địa điểm đầu tiên phải ghé thăm khi đến Vườn quốc gia Núi Chúa chính là Hang Rái, đến đây bạn sẽ ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những hòn đá nhiều hình thù lạ mắt xếp chồng lên nhau tạo những hang động lớn nhỏ bắt mắt người nhìn.
Tại đây có nhiều rạn san hô đẹp mắt, đặc biệt có một rạn san hô cổ, tuổi đời hơn hàng ngàn năm và được biết đến với tên gọi Đá mặt trăng. Những rạn san hô đó đã đứng hiên ngang giữa những con sóng to, những cơn gió lớn mà vẫn sừng sững qua bao nhiêu năm tháng. Và có lẽ cũng vì thế nơi đây được nhiêu cặp đôi chọn để chụp hình cưới để tạo nên những khoảnh khắc mình chứng cho tình yêu bền chặt.


Suối Lồ Ồ

Điểm tiếp theo khi đến Vườn quốc gia Núi Chúa sẽ là Suối Lồ Ồ, con suối được ẩn mình giữa núi rừng xanh ngát. Nước suối trong vắt mát lành chảy theo những tảng đá cao tạo thành một thác nước đẹp mắt. Thử tượng tưởng đang đi Trekking giữa trời nắng nóng của miền trung, gặp được dòng suối mát lành thì tuyệt vời biết mấy.
Tuy nhiên nơi đây đường đá khá gồ ghề khó di chuyển nên du khách hãy xem thời tiết trước khi đến cũng như chọn đi theo nhóm hoặc có người bản địa, hướng dẫn viên hỗ trợ nhé.

Vịnh Vĩnh Hy

Nếu đã đến Vườn quốc gia Núi Chúa thì sao bỏ lỡ được Vĩnh Hy, nơi được xem là 1 trong 4 vịnh hoang sơ nhưng đẹp nhất ở nước ta. Biển xanh cát trắng, non nước hữu tình tạo nên khung cảnh nên thơ và đốt mắt người nhìn.
Đến nơi này bạn sẽ khám phá được cung đường đèo thơ mộng, nhìn ngắm những rạn san hô đầy sắc màu. Nếu ở trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy được Vĩnh Hy như được ôm ấp trong lòng của ngọn núi, được vỗ về bởi những con sóng từ biển cả.


Bãi Hỏm

Bãi Hỏm hay còn được gọi là Bãi Rùa, bởi đây là nơi sinh sản hằng năm của rùa biển, nếu bạn yêu thiên nhiên, thích khám phá thì đây là điểm dừng chân tuyệt vời. Ba mặt núi bao bọc vẫn không giấu được vẻ đẹp hoàn mỹ của nơi đây, vừa huyền bí vừa nên thơ lãng mạn.
Tại đây bạn có thể cắm trại qua đêm, cùng bạn bè quay quần bên lửa trại, cùng ngắm trăng, ngắm sao, cùng nghe tiếng sóng vỗ về đêm sẽ tạo nên một kí ức khó quên. Chỉ cần như vậy thôi cũng đủ khiến bạn buông bỏ những mệt mỏi trong công việc và cuộc sống, tận hưởng một chuyển du lịch đầy trải nghiệm thú vị.

Trekking vườn quốc gia Núi Chúa

Một trải nghiệm thú vị cho những lữ khách thích khám phá, chinh phục và trải nghiệm đó chính là đi Trekking ở núi Chúa. Đỉnh núi cao 1039 m, nhưng chinh phục ngọn núi này không hề dễ dàng với nhiều người. Bởi đường núi khó đi, dốc và bao gồm nhiều đỉnh khác nhau, nếu muốn khám phá bạn phải có một thể lực thất tốt, chuẩn bị hành trang đủ đầy để có sức vượt qua 6 đỉnh của Núi Chúa gồm: Chúa Chồng, Chúa Vợ, Chúa Anh, Chúa Em, Chúa Cháu, Chúa Chắt.


Đến vườn quốc gia Núi Chúa bạn nên ăn gì

Bên cạnh viên du ngoạn thì bạn không thể bỏ qua ẩm thực của nơi đây, cực kỳ đa dạng và sẽ làm hài lòng thực khách phương xa.

Lẩu cháo cá Chẽm

Lẩu cháo cá Chẽm là một ăn phổ biến ở vùng biển nơi đây. Cá chẽm to, được thái từng lát mỏng được nêm nếm gia vị đậm đà. Cháo thì nấu từ gạo cũ thơm lừng tạo nên hương vị lạ mà quen. Kết hợp thêm với rau má, rau đắng, giá sống nữa tạo nên món ăn chân phương mộc mạc nhưng lại chiều lòng thực khách.

Bún riêu cua ốc

Bún riêu có lẽ quá đỗi quen thuộc với ẩm thực Việt nhưng đến với vườn quốc gia Núi Chúa bạn sẽ được thưởng thức món bún riêu cua vô cùng độc đáo và lạ vị. Bởi riêu cua ở đây được làm hoàn toàn từ cua biển, gọi thêm một đĩa ốc xào sa tế có vị cay nhẹ sẽ làm bắt vị hơn rất nhiều.

Hải sản

Hải Sản đặc sản không thể bỏ qua khi đi các tỉnh vùng biển chính là hải sản. Có rất nhiều lựa chọn cho du khách, có thể chọn ăn ở các Resort, các khu chợ hải sản đêm bình dân, hoặc có thể mua hải sản tươi sống ở các làng chài ven biển để trải nghiệm cũng là một trải nghiệm thú vị.



Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp





















Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ