Công ty kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử không gửi hóa đơn điện tử cho hành khách bị xử phạt như thế nào?

2024/12/31

ThuếLuậtHóađơn

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Cách tính thuế thu nhập cá nhân. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về cách tính thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế mà bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Xe ô tô của công ty kinh doanh vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2022) quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

Theo đó, xe ô tô của công ty kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử cần đáp ứng các điều kiện cụ thể nêu trên.

2. Công ty kinh doanh vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử có bắt buộc phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi cho khách hàng không?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thực hiện hợp đồng điện tử như sau:

Quy định về thực hiện hợp đồng điện tử

1. Hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên quan.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử
a) Có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vị kinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này;
b) Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Như vậy, công ty kinh doanh vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử buộc phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Công ty kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm k khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm r khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;
c) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
d) Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến;
đ) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định hoặc có tổ chức khám nhưng không đầy đủ các nội dung theo quy định;
e) Không thực hiện việc cung cấp các thông tin trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định theo quy định;
g) Bến xe khách không áp dụng phần mềm quản lý bến xe, hệ thống camera giám sát theo quy định;
h) Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;
i) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải để đón, trả khách; nhận, trả hàng trên đường cao tốc;
k) Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải theo quy định hoặc có nhưng giao diện không bảo đảm các yêu cầu theo quy định; không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử theo quy định.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.

Như vậy, công ty kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử không thực hiện việc gửi hóa đơn điện tử thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/cong-ty-kinh-doanh-van-tai-hanh-khach-theo-hop-dong-dien-tu-khong-gui-hoa-don-dien-tu-cho-hanh-khac-35202.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ