Dân ca của người Bố Y

2024/12/16

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn dân ca của người Bố Y, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.
Dân tộc Bố Y (tiếng Trung: 布依族, bính âm: Bùyīzú), còn gọi là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà. Ngôn ngữ của dân tộc Bố Y thuộc ngữ chi Tày-Thái. Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc và chỉ khoảng 2.273 người sinh sống tại Việt Nam. Nơi cư trú của họ là các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và tại Trung Quốc ở các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên. Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ vẫn được hai chính phủ này công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y ở Việt Nam có dân số khoảng 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người).
Người Bố Y nói tiếng Bố Y là ngôn ngữ rất gần với tiếng Tráng. Có một sự liên tục phương ngôn giữa hai thứ tiếng này. Tiếng Bố Y có dạng chữ viết riêng của mình, được các nhà ngôn ngữ tạo ra trong thập niên 1950 dựa trên bảng chữ cái La tinh và với các quy tắc phát âm tương tự như hệ thống bính âm được đặt ra cho tiếng Trung La tinh hóa.


Người Bố Y là nhóm sắc tộc trong số các sắc tộc Thái bản địa của vùng bình nguyên Quý Châu. Họ là một trong số các dân tộc cổ đại nhất tại Trung Quốc, sinh sống trong khu vực này đã trên 2.000 năm. Cho tới khi thành lập nhà Đường, người Bố Y và người Tráng có liên hệ chặt chẽ với nhau; nhưng các khác biệt giữa hai nhóm sắc tộc ngày càng trở lên nhiều hơn và từ khoảng năm 900 trở đi thì họ đã thực sự là 2 dân tộc khác biệt.
Nhà Thanh hủy bỏ hệ thống các thủ lĩnh địa phương và giao nhiệm vụ cai trị cho các quan chức triều đình tại địa phương kiêm quản cả quân đội. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong kinh tế khu vực; và từ đó trở đi, đất đai nằm trong tay của một số ít chủ đất và điều đó đã gây ra sự nổi dậy của dân chúng. Trong cuộc nổi dậy Nanlang năm 1797, người Bố Y bị đàn áp nặng nề và nhiều người phải di cư sang Việt Nam.
Dân tộc Bố Y di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam cách đây khoảng hơn 200 năm; có quan hệ với các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Đặc biệt trước năm 1945, họ chịu sự quản lý của bộ máy hành chính người Nùng. Người Bố Y cư trú ở Quản Bạ (Hà Giang) và Mường Khương (Lào Cai), sống thành từng bản, mỗi bản có ít gia đình và rải rác không liền kề nhau. Họ ở nhà đất có hai mái lợp gianh, gỗ hoặc ngói. Nhà có 3 gian, có sàn gác trên quá giang là chỗ để lương thực và chỗ ngủ của những người con trai chưa vợ.
Dân tộc Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó, mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ.


Dân tộc Bố Y thường dùng Kèn lá và Khèn bè trong các bài hát và điệu múa. Kèn lá là nhạc cụ rất đơn giản, phổ biến trong các cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên, Việt Nam. Người ta chỉ cần lấy 1 chiếc lá cây, cắt phần cuống, gấp đôi theo sống lá để có 1 chiếc kèn đơn sơ. Tuy nhiên, không phải lá cây nào cũng làm được kèn, phải chọn lá phù hợp, còn nguyên vẹn và tươi tốt. Nếu lá héo thì không thể làm kèn được. Kèn lá có âm thanh cao, vang xa lảnh lót, rất khó tạo ra âm trầm. Nếu bản nhạc có những nốt trầm, người thổi sẽ nâng những nốt đó lên 1 quãng tám để thổi dễ dàng hơn. Kèn lá diễn tả tốt tiếng suối chảy và tiếng chim hót, hoặc những âm thanh mang nét đặc thù của thiên nhiên (tùy theo tài nghệ của người thổi). Để sử dụng kèn lá, người ta thổi theo cách huýt gió, mô phỏng giai điệu của bài nhạc. Chính vòm hàm và khoang miệng của người thổi sẽ tạo ra âm thanh của kèn lá. Tuy là nhạc cụ đơn giản, nhưng kèn lá có thể phát ra những giai điệu nhanh (vivac) và ngắt (staccato). Người ta sử dụng kèn lá để độc tấu có dàn nhạc đệm hoặc hòa tấu với đàn t’rưng, chinh chiêng và goong đều được.
Kèn lá là nhạc cụ dùng để giải trí trên nương rẫy, phục vụ trong những đêm sinh hoạt ở nhà rông, giúp trai gái tỏ tình, múa hát v.v.


Khèn bè là cách gọi loại kềnh với dàn ống giống như chiếc bè. Đây là nhạc cụ của một số dân tộc ở Việt Nam. Người Thái gọi là Khén Pé, người Giẻ Triêng gọi là Đinh Duar, còn người Xơ Đăng gọi là Đinh Khén. Riêng người Tà Ôi, người Vân Kiều gọi ngắn gọn là Khén. Khèn bè thường có cấu tạo ống theo số chẵn. Tùy theo dân tộc mà nó có 6, 8, 10, 12 hoặc 14 ống nứa tép. Những ống này xếp thành 2 hàng xếp cạnh nhanh. Bầu khèn làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, có thớ vặn nên khó nứt. Ở đầu bầu khèn có 1 lỗ gọi là lỗ thổi. Những ống nứa xuyên qua bầu và được trét sáp ong đen để làm kín các khe hở. Thông thường người ta xếp 2 ống trong 1 hàng có chiều dài bằng nhau để tạo dáng cân đối. Có thể nói đây là cách quy định chiều dài mang tính hình thức, vì chiều dài thực của mỗi ống căn cứ vào 1 lỗ lớn nằm ở 2 ống úp vào nhau, đây là lỗ đánh dấu để biết chính xác độ dài của ống. Khèn bè có âm sắc giòn, mảnh và rè. Mỗi ống phát ra 1 âm nhất định, bên trong ống có lưỡi gà bằng đồng hay bạc giát mỏng. Trên mỗi ống có lỗ bấm gần lưỡi gà, nhưng nằm phía ngoài bầu, còn lưỡi gà nằm bên trong bầu. Khèn bè là nhạc cụ đa thanh, âm vực rộng khoảng 1,5 quãng tám. Theo truyền thống, nam giới sử dụng nhạc cụ này và thường dùng để đệm hát.
Trong 4 tháng đầu năm 2013, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã sưu tầm gần 100 hiện vật dân tộc học người Bố Y. Bộ sưu tập gồm: Các loại nhạc cụ truyền thống, công cụ sản xuất, nghề truyền thống, đồ dùng sinh hoạt gia đình; trang phục, y phục dân tộc Bố Y… Những hiện vật đặc sắc của dân tộc Bố Y đã góp phần nâng tổng số hiện vật dân tộc học tại Bảo tàng tỉnh lên hơn 2.000 hiện vật.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ