Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ

2024/12/23

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ , một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

Nét đặc sắc của Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng vì sự ổn định xã hội, phát triển đất nước.


“Làm con bất hiếu/ Làm tôi bất trung/ Thần minh tru diệt). Đó là nội dung lời thề Trung hiếu ở đền Đồng Cổ – thể hiện tinh thần yêu nước, trung thành, hiếu nghĩa của người Việt. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đền Đồng Cổ được xây dựng năm 1020, thời Lý, tại làng Đông Xã, hiện nay là số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, đã được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia năm 1992. Đền Đồng Cổ là một trong những di tích mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc sắc, độc đáo, gắn liền với truyền thống yêu nước của dân tộc tại quận Tây Hồ. Ngôi thờ thần Đồng Cổ – một biểu tượng quyền lực của người Việt xưa. Đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ) không phải là nơi gốc tích thờ thần Đồng Cổ, bởi nơi thờ thần Đồng Cổ ở Núi Đồng Cổ, xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên chỉ ở đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ) mới có Hội thề Trung hiếu. Tại ngôi đền này, kể từ năm 1028, Vua Lý Thái Tông cho dựng đàn thề và khởi xướng tổ chức Hội thề Trung hiếu với mục đích răn dạy các quần thần, tướng sĩ và con dân trong thiên hạ. Trong ngày hội, bách quan văn võ đến đền, đến trước đàn, quỳ trước thần vị và đọc lời thề trước thần Đồng Cổ : “Làm con bất hiếu/ Làm tôi bất trung/Thần minh tru diệt”.


Về sau, lễ hội thề này vẫn được duy trì ở thời Trần và thời Lê. Đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nên được Hoàng đế và triều đình dành nhiều sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao. Hầu hết tôn thất, quan lại trong triều và mọi người dân ở trong và ngoài kinh thành Thăng Long đều về dự hội thề với tinh thần tận trung, tận hiếu, cầu mong cho quốc thái dân an. Sang thời Trần, Hội thề còn đề cao sự trong sạch của người làm quan. Nét đặc sắc của Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng vì sự ổn định xã hội, phát triển đất nước.
Kể từ năm 1028, khi Vua Lý Thái Tông cho dựng đàn thề, khởi xướng lễ thề với mục đích răn dạy các quần thần, tướng sĩ và con dân trong thiên hạ, Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ cùng lễ hội đèn Quảng Chiếu là hai lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất của Kinh thành Thăng Long trong triều đại nhà Lý. Đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nên được Hoàng đế và triều đình dành nhiều sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao. Hầu hết tôn thất, quan lại trong triều và mọi người dân ở trong và ngoài kinh thành Thăng Long đều về dự hội thề với tinh thần tận trung, tận hiếu, cầu mong cho quốc thái dân an. Sang thời Trần, Hội thề còn đề cao sự trong sạch của người làm quan. Nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng vì sự ổn định xã hội, phát triển đất nước.
Trải qua các triều đại trong lịch sử, đến nay, Hội thề vẫn được duy trì, tiếp nối. Vào mùng 4 tháng Tư âm lịch hằng năm, chính quyền và Nhân dân làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ lại nô nức mở hội. Tham gia lễ hội không chỉ có dân vùng Bưởi mà còn có đông đảo bà con các vùng khác. Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ thể hiện sự gắn kết cộng đồng, giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Nhân dân Đông Xã nói riêng, quận Tây Hồ nói chung. Lễ hội đã và đang được duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng địa phương. Ngoài phần nghi lễ truyền thống (Rước Thành hoàng làng từ đình Đông Xã sang đền Đồng Cổ, nghi lễ rước Thánh, dâng lễ của các dòng họ, đặc biệt là phần tái hiện lễ thề theo nghi thức truyền thống) còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.


Dù 995 năm đã trôi qua cùng với bao biến thiên, bản sắc văn hóa trong Lễ hội đền Đồng Cổ đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng nơi đây. Ngày nay, chế độ quân chủ không còn, nhưng ý nghĩa trung – hiếu của lễ hội vẫn mang giá trị thời đại. Việc tổ chức lễ hội nhằm khơi dậy, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của ông cha; khẳng định bản sắc văn hóa về lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ