Khám phá nét đẹp của Nam Định

2024/12/18

ViệtNam-Tỉnhthành

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn tỉnh Nam Định, nơi đây thu hút nhiều khách du lịch hằng năm cùng với những nét đẹp văn hóa lịch sử ở vùng đất này đã khiến nó trở thành nơi đáng ghé thăm.

Vị trí

Vĩ độ: 19°54′đến 20°40′ độ vĩ bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông.
Diệntích: 1.669 km².

Địa hình

Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp,công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Bờ biển và sông

Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.

Khí hậu thời tiết

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.

Văn hóa truyền thống

Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng 1 Tết Âm lịch hằng nămChợ Viềng Hải Lạng (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng) vào ngày 7 tháng 1 Âm lịch hằng năm,
Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên).
Lễ khai ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch.



Di tích lịch sửĐền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, các thành phố Nam Định 5 km. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần.
Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ)
Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh
Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ khí, chùa Vọng Cung.
Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương Nhi, xã Yên Lợi phía bắc huyện Ý Yên.
Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định.

Ẩm thực Nam Định

Đặc sản ẩm thực Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như Phở bò Nam Định, Bánh gai Bà Thi - TP Nam Định, bánh trưng Bà Thìn - Hải hậu Nam định, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), gạo tám Hải Hậu, Bánh đậu xanh Hanh Tụ, Bánh nhãn Hải Hậu, Kẹo sìu châu Nguyên Hương, Bún chả Thành Nam, Nem nắm Giao Thủy, Nem Chạo Giao Xuân - GiaoThủy.../.

Bánh xíu páo

Bánh xíu páo là món ăn gốc Hoa, xuất hiện ở Nam Định từ rất lâu. Là một trong những món ăn vặt trở thành đặc sản Nam Định mà bạn nhất định phải thử qua. Bánh xíu páo có vỏ màu vàng ươm, nhân dậy mùi của thịt và tiêu xay. Thoạt đầu khi nhìn qua chiếc bánh, trông giống bánh bao chiên nhưng nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tựa bánh pía Sóc Trăng. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng của người Nam Định. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vỏ bánh giòn, nhưng cắn không bị vỡ và sự hòa quyện của các loại nhân bánh gây kích thích vị giác.

Nem nắm Giao Thủy

Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ lâu đã có món đặc sản nem nắm trứ danh. Nem nắm đã trở thành tuổi thơ của những người con Nam Định khi xa xứ. Nguyên liệu chính để làm món nem này gồm thịt heo và bì heo. Trong đó, bì heo được làm sạch, thái mỏng; thịt heo để làm nem nắm phải được lấy từ lò mổ và không được rửa trong nước quá lạnh để miếng thịt sẽ ngon và dẻo hơn. Thính là nguyên liệu tạo mùi thơm và giúp hòa quyện các nguyên liệu. Người ta sẽ đem thính, bì, thịt trộn đều nắm chặt thành quả nem, rồi bọc trong lá sung và lá chuối. Sau đó trộn các nguyên liệu đều cùng thính (gạo rang, xay mịn). Ăn kèm nem nắm không thể thiếu nước mắm Sa Châu và các nguyên liệu: tỏi, ớt, lá sung, đinh lăng… để món ăn tròn vị hơn.

Xôi xíu

Có lẽ với người dân Nam Định, đã quá quen thuộc với món xôi xíu trứ danh. Xôi xíu là món ăn được tạo nên từ gạo nếp thơm ngon và thành phần đặc biệt không thể thiếu cho món ăn này là thịt xíu và nước xốt. Xíu được làm từ thịt, qua quá trình tẩm ướt và nấu sẽ có vị ngòn ngọt, mằn mặn, cay cay. Nước xốt được làm từ nước xương và nước của xá xíu sền sệt chan đều lên bề mặt của xôi. Bên cạnh đó, xôi xíu còn được ăn kèm với lạp xưởng thơm ngon, hấp dẫn.

Kẹo sìu châu

Nếu có dịp ghé thăm Nam Định vào những ngày đầu xuân, bạn sẽ thấy bày bán nhiều kẹo sìu châu. Món kẹo này trở thành đặc sản Nam Định từ rất lâu. Nguyên liệu để làm ra kẹo sìu châu bao gồm lạc, hoặc lạc lẫn vừng, đường, gạo nếp thơm hoặc mạch nha. Kẹo thường có hình chữ nhật, dài và to bằng ngón tay, nhiều nơi còn có kẹo hình vuông. Kẹo sìu chân không có vị ngọt quá gắt mà chỉ ngọt thanh, giòn giòn dễ ăn. Kẹo sìu châu ăn sẽ không bị dính răng, có thể để được lâu và không bị chảy nước hay ỉu. Kẹo rất thích hợp khi thưởng thức cùng một chén trà ngon.

Cá nướng úp chậu

Cá nướng úp chậu là món ăn cổ truyền khá phổ biến ở Nam Định. Cá dùng để nướng là những con cá tươi, sống trong môi trường tự nhiên. Cá được cắt làm đôi hoặc ba, rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị rồi đem đi nướng.


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp












Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ