Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về nội dung Kiểm toán viên hành nghề được từ chối thực hiện kiểm
toán trong trường hợp nào. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực
tế và hữu ích, chắc hẳn sẽ mang lại những giá trị phục vụ cho cuộc sống và
công tác Kế toán Kiểm toán của những người đang theo ngành nghề và cả những
người có sự quan tâm.
Trường hợp nào kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Căn cứ tại Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp
sau đây:
1. Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được
kiểm toán;
2. Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là
kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
3. Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát,
kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
4. Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều
hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
5. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc
ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn
vị được kiểm toán;
6. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ
khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc
lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán;
7. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính
trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ
quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được
kiểm toán;
8. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm
toán là:
- Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần và góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
- Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
- Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
- Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát và kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
- Là những người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
- Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ theo quy định có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
- Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Kiểm toán viên hành nghề được từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp nào
Căn cứ tại Điều 18 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
2. Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong
quá trình thực hiện kiểm toán;
3. Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét
thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật;
4. Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm
toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ
hoặc trái với quy định của pháp luật;
5. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
6. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
7. Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và
chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
9. Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường
hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;
10. Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo
quy định của Bộ Tài chính;
11. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề được từ chối thực hiện kiểm toán trong
trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề
nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích kiểm toán như thế nào
Căn cứ tại Điều 10 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Khuyến khích kiểm toán
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi
nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo
cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán
khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai
tài chính.
Theo đó, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp
kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các
công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
trước khi công khai tài chính.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bài viết có
thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công
việc. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác
và cơ hội việc làm tại AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/kiem-toan-vien-hanh-nghe-duoc-tu-choi-thuc-hien-kiem-toan-trong-truong-hop-nao-21756.html