Lễ Bỏ mả, nét văn hóa độc đáo của người Raglai

2024/12/25

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là Lễ Bỏ mả, nét văn hóa độc đáo của người Raglai, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

(Thanh tra) - Trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, nghi lễ Bỏ mả là quan trọng nhất, đánh dấu thời khắc chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết, để người chết trở về thế giới vĩnh hằng. Trải qua nhiều thăng trầm, lễ Bỏ mả hiện vẫn được cộng đồng người Raglai gìn giữ khá nguyên bản, nhất là ở xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn.​


Lễ Bỏ mả được tiến hành với nhiều nghi thức như: Lễ nhà mồ, lễ cúng, lễ đặt kagor (vật trang trí mang hình con thuyền đặt trên nóc nhà mồ biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia), lễ rước ông bà, lễ giáp mặt tổ tiên và tục chia của…

Lời tiễn biệt cuối cùng

Chúng tôi đến huyện Khánh Sơn vào những ngày này, được chiêm ngưỡng những ngọn đồi cao vút với sương mù bao phủ, được thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào Raglai: Cơm lam, gà nướng hay rau Bép nấu cá suối. Tại đây chúng tôi được già làng kể cho nghe về các nghi lễ, tập tục văn hóa trong đời sống đồng bào, trong đó ấn tượng nhất là lễ Bỏ mả của người Raglai.


Già làng Mấu Hồng Thái, người Raglai đã gần 80 tuổi ở thôn Hòn Dũng, xã Sơn Hiệp cho biết: Tập tục xa xưa của người Raglai, hàng năm có nhiều nghi lễ, nhưng nổi bật nhất vẫn là nghi lễ Bỏ mả. Trong đời sống của người Raglai bất cứ người nào qua đời, thì những người còn sống phải có trách nhiệm lo hậu sự và người chết sẽ được làm lễ Bỏ mả. Lễ Bỏ mả được tổ chức với mục đích như một nghi lễ mãn tang, thể hiện tình cảm của người còn sống đối với người đã khuất.
Theo già làng Mấu Hồng Thái, những lễ vật và vật dụng được dùng trong lễ bỏ mả thường được gia đình người quá cố chuẩn bị trước hàng tháng. Lễ vật gồm: Heo, gà, rượu… người trong làng dựng nhà mồ, làm Kagor (một con thuyền gỗ) được chạm khắc đẹp. Kagor là vật tượng trưng cho sự giàu sang phú quí mà người sống làm để tặng cho người chết. Lễ bỏ mả có những nét đặc biệt. Độc đáo nhất là bàn thờ của người quá cố có treo một chiếc tô trên di ảnh, theo quan niệm của người Raglai, chiếc tô này là nơi trú ngụ linh hồn của người quá cố.


Theo già làng Mấu Hồng Thái, lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào khoảng tháng 3, tháng 4 Dương lịch, thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa. Lễ Bỏ mã được thực hiện trong 3 ngày với những nghi thức khác nhau, mỗi nghi thức mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, được truyền từ đời này sang đời khác và bảo lưu một cách nguyên vẹn.
Ngày đầu là ngày chuẩn bị lễ vật và thông báo đến các anh em bạn bè gần xa ở các làng khác cùng đến chung vui và tiễn đưa người chết. Trong ngày đầu, già làng thực hiện nghi lễ cúng hồn, thông báo về nhà mồ, về ngày, giờ diễn ra lễ Bỏ mả để người chết biết mà đến đón nhận những lễ vật. Sau đó là nghi thức múa, khóc tế và khấn vái để cầu xin ông bà tổ tiên cho linh hồn người chết về với tổ tiên ở bên kia thế giới.
Ngày thứ hai được xem là ngày lễ quan trọng, trong ngày này bà con hàng xóm láng giềng cùng đến ăn bữa cơm để chia tay người chết. Già làng cùng đoàn người thân trong gia đình đến nhà mồ khóc tế, múa mã la (cồng chiêng) để rước hồn người chết về nhà ăn cơm. Lễ này, tất cả mọi người phải tham gia đông đủ để gặp gỡ và chia tay người chết lần cuối cùng. Mọi người cùng ăn uống, nhảy múa, ca hát bên đống lửa và ché rượu cần cho đến sáng hôm sau.
Ngày thứ ba được xem là ngày chia tay vĩnh viễn người chết. Những người đàn ông khiêng lễ vật ra nhà mồ, bày lễ vật ra xung quanh. Mọi người đứng thành vòng xung quanh nhà mồ khấn vái để chia tay linh hồn người chết. Trong ngày này bao giờ cũng diễn ra tập tục mang tính truyền đời của người Raglai, đó là nghi lễ tiễn Kagor. Sau lễ bỏ mã là mọi quan hệ giữa linh hồn người chết và người còn sống sẽ cắt đứt, không có bất cứ ràng buộc hay lễ cúng nào nữa.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ