Lễ hội Ada Koonh

2024/12/23

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là Lễ hội Ada Koonh, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

A Da Koonh hay còn gọi là A Da Pựưt (Koonh nghĩa là Bố; Pựt nghĩa là lớn) được xem như một lễ hội lớn của cộng đồng người Pa Cô. Do vậy, lễ hội này không chỉ gói gọn trong phạm vi toàn làng mà còn mang tính liên làng, mời con cháu trong làng ở xa và các già làng trưởng họ, bạn bè, thân hữu của các làng kết nghĩa. Với quy mô của lễ hội lớn, cần có sự chuẩn bị về mặt vật chất cùng nhiều thủ tục liên quan nên lễ được diễn ra vào khoảng tháng Mười Hai Âm lịch hàng năm, theo chu kỳ 5 năm tổ chức một lần, hoặc sớm hơn khi làng được mùa lớn. Trước đây, lễ hội A Da Koonh người Pa Cô tổ chức đâm trâu.


Chu trình canh tác lúa của người Pa Cô ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế bắt đầu từ lễ xin đất, phát rẫy và kết thúc bằng Lễ hội cúng mừng lúa mới. Khi công việc thu hoạch kết thúc, lúa được gùi về kho, dân làng nghỉ ngơi và chờ ý kiến của chủ làng để ấn định thời gian tổ chức Lễ cúng mừng lúa mới, hay lễ Ada Koonh. Với quy mô của lễ hội lớn, cần có sự chuẩn bị về mặt vật chất cùng nhiều thủ tục liên quan nên lễ mừng lúa mới của người Pa Cô thường diễn ra vào khoảng tháng 12 Âm lịch hằng năm, theo chu kỳ 5 năm tổ chức một lần, hoặc sớm hơn khi làng được mùa lớn.
Theo Cục Di sản Văn hóa, Ada Koonh hay còn gọi là Ada Pựưt (Koonh nghĩa là Bố; Pựt nghĩa là lớn) được xem như một lễ hội lớn của cộng đồng người Pa Cô. Do vậy, lễ hội này không chỉ gói gọn trong phạm vi toàn làng mà còn mang tính liên làng, mời con cháu trong làng ở xa và các già làng trưởng họ, bạn bè, thân hữu của các làng kết nghĩa. Trước khi tổ chức lễ cúng mừng lúa mới phải có một cuộc giao ước giữa già làng, các trưởng họ để hứa với các vị thần linh và ấn định thời gian tổ chức. Sau khi đã thống nhất, vị chủ làng tiến hành Ta nôm (khấn ước) bằng cách lấy một cái ché không, đặt trước bàn thờ bỏ vào đó một ít trấu, nước, gạo và cần rượu, rồi dùng tay đậy miệng ché lại, miệng khấn định ước. Đây là bình rượu tượng trưng để đến lễ mừng lúa mới chính thức mới đem đổ nước trong bình đi. Nghi lễ này ấn định thời gian tổ chức lễ hội, chủ họ sẽ thông báo cho các thành viên trong dòng họ của mình để sắp xếp công việc và chuẩn bị cho lễ hội. Chủ làng làm lễ cúng thông báo cho các vị Yàng biết là con cháu trong làng sẽ lên rừng, xuống suối tìm kiếm thực phẩm ngon để làm lễ mừng lúa mới, mong họ phù hộ cho con cháu sức khỏe, gặp điều may mắn trong suốt thời gian chuẩn bị vật phẩm. Lễ vật được làm từ cá, thịt bắt trên rừng, bảo quản bằng nướng, phơi khô, bỏ ống tre gác bếp. Đặc biệt lễ vật phải có con Ahúi (một loại chuột béo, mỏ dài đuôi ngắn). Thức ăn đãi khách có các loại bánh làm từ gạo, các loại rượu cần, rượu nấu. Trong thời gian chuẩn bị lễ hội, làng bản thường cấm người lạ vào bản để tránh điều không may mắn và tránh đồ ăn, thức uống bị hỏng. Trước ngày diễn ra lễ hội, các gia đình chuẩn bị các loại giống cây trồng tượng trưng. Đối với "mẹ lúa," làng làm một cái chòi nhỏ để mỗi gia đình chọn loại cây khỏe đẹp, bó lại thành một bó to, già làng xếp bó lúa giữa chòi nhỏ, "mẹ lúa" được già làng cho đeo nhiều loại trang sức quý đẹp thể hiện sự trân trọng. Các giống cây trồng khác được các gia đình chọn cây khỏe đẹp nhất và tập hợp bên cạnh mâm cỗ của mỗi gia đình, dòng họ và hai bên cầu thang vào gian khách của nhà dài truyền thống. Ở gian giữa là nơi cúng bái được trang trí trưng bày tất cả các loại thổ cẩm đẹp, quý. Ở cạnh phải gian giữa này, họ còn đặt thêm một vật gọi là Aruôngrọ dành cho vị thần Kutăng cai quản cây cối rừng xanh. Dân làng dựng cột lễ tế trâu. Cột lễ được các trưởng họ trang trí công phu với các biểu tượng con người, bông lúa ngả về hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn, mâm cỗ cho các linh hồn. Giàn cúng gồm 3 tầng chính, 1 tầng phụ để đặt lễ cúng 3 vị thần: tầng thứ nhất dành cho thần đất; tầng thứ 2 dành cho thần nước; tầng thứ 3 là tầng dành cho thần trời; tầng phụ cúng cho thần rừng xanh. Trước khi làng tổ chức lễ hội phải làm lễ tẩy rửa để xua đuổi tà ma và những điều xấu xa ra khỏi làng.


Đến ngày đã định, vào sáng sớm, các dòng họ trong làng tập trung lại để tiến hành mời mẹ lúa về kho, nghi lễ đầu tiên của lễ mừng lúa mới. Ngoài trang phục và các vật dụng mời mẹ lúa ra, một con vật không thể thiếu được trong lễ cúng là chuột Ahúi, được chuẩn bị sẵn bỏ vào ống tre nướng chín, mời thần lúa ăn các vật phẩm mà họ dâng lên. Sau đó, người Pa Cô vào kho lấy nắm lúa đầu tiên mang về nhà nấu ăn với mong ước kho luôn mở, lúa ăn không hết. Sau lễ mời mẹ lúa, các dòng họ lần lượt dâng mâm cỗ đi vòng quanh cột đâm trâu để trình diện báo cho các Yàng về các món ngon được dâng lên, sau đó báo hiệu mời các Yàng về dự lễ bằng tiếng nổ để cầu mùa màng bội thu, của cải đầy nhà. Từ đây, nghi lễ Ada Koonh chính thức bắt đầu, cổng làng bỏ dấu hiệu cấm, các thần linh và khách mời được phép vào làng vui hội, Các nghi lễ kết thúc vào buổi sáng, dân làng vui chơi nhiều ngày nhân dịp năm mới của người Pa Cô, thăm hỏi, chúc tụng các gia đình; múa, hát đối đáp dân ca, đặc biệt là hình thức hát ứng tác Ca lơi, lối hát giao duyên Xiềng hay điệu múa thiêng Pa Dục Ti rịa.


Lễ hội cúng mừng lúa mới được tổ chức nhằm thỏa mãn đời sống văn hóa tâm linh của người Pa Cô, cầu mong mùa màng bội thu, trả ơn cho các vị thần. Lễ hội mừng lúa mới trở thành Tết cổ truyền của người Pa Cô, thể hiện tính nhân văn giữa con người với các thế lực siêu nhiên, đặc biệt là thần lúa, cùng các vị thần đã che chở bảo hộ cho họ trong cuộc sống thường nhật. Mừng lúa mới không chỉ là nghi lễ cúng tế thần linh, là ngày Tết vui tươi nhộn nhịp của cộng đồng mà còn thể hiện tính đoàn kết, tình cảm gắn bó thiêng liêng giữa con người, núi rừng của người Pa Cô. Đây là lễ hội có tính cộng đồng cao nhất với một không gian rộng lớn không chỉ gói gọn trong cộng đồng làng, mà còn có sự tham gia của các làng kết nghĩa. Lễ vừa mang đậm tính chất của một cư dân nông nghiệp hỏa canh, nhớ ông bà tổ tiên, các vị thần đã ban phúc cho họ, vừa thể hiện tính cộng đồng rõ nét trong sự cộng hưởng về hội Xuân và cầu phúc. Lễ hội càng mở rộng mục đích, ý nghĩa để trở thành một sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng mang nhiều ước vọng. Nghi lễ cũng là nơi bảo tồn các diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ; bảo tồn ẩm thực truyền thống của người Pa Cô.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp




Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ