Thiết kế sản phẩm phần mềm có được miễn thuế không?

2024/12/02

ThuếƯuđãithuế

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này, công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thiết kế sản phẩm phần mềm có được miễn thuế GTGT không? Bài viết dành cho các kế toán viên phụ trách phần thuế và các doanh nghiệp, cá nhân đang tìm hiểu về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng GTGT đối với sản phẩm phần mềm. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì việc xác định xem sản phẩm phần mềm có được miễn thuế GTGT hay không là một vấn đề quan trọng mà nhiều doanh nghiệp công nghệ cần nắm rõ để tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa chi phí thuế.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Thiết kế sản phẩm phần mềm có được miễn thuế GTGT không? Sản phẩm phần mềm nào được ưu đãi cao nhất về thuế GTGT và thuế xuất khẩu?

1. Thiết kế sản phẩm phần mềm có được miễn thuế GTGT không?


Nghị định 71/2007/NĐ-CP có định nghĩa về sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

Đồng thời, tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:

Hoạt động công nghiệp phần mềm

1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.

Ngoài ra, tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ những quy định trên nếu thiết kế sản phẩm phần mềm thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì sẽ thuộc đối tượng miễn thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

2. Sản phẩm phần mềm nào được ưu đãi cao nhất về thuế GTGT và thuế xuất khẩu?

Theo Điều 26 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về việc ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung cụ thể như sau:

Ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung
  • Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất;
b) Các sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.
  • Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội đung còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Điều này đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số.

Theo đó, sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế GTGT và thuế xuất khẩu.

3. Nhà nước có được phép giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm phần mềm do các doanh nghiệp nghiên cứu không?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về việc quản lý và khai thác kho tài sản trí tuệ phần mềm cụ thể như sau:

Quản lý và khai thác kho tài sản trí tuệ phần mềm
  • Nhà nước giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số do các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu - phát triển, sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước để hình thành kho tài sản trí tuệ phần mềm của Nhà nước nhằm tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung.
  • Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, khai thác kho tài sản trí tuệ phần mềm.
Theo đó, Nhà nước sẽ được phép giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm phần mềm do các doanh nghiệp nghiên cứu khi việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm phần mềm đó được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839EC18-hd-thiet-ke-san-pham-phan-mem-co-duoc-mien-thue-gtgt-khong.html#san-pham-phan-mem-nao-duoc-uu-dai-cao-nhat-ve-thue-gtgt-va-thue-xuat-khau-1

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ