Tiền truy thu kinh phí công đoàn có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

2024/12/19

ThuếTNDN

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Tiền truy thu kinh phí công đoàn có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, những người làm công tác pháp lý. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì Việc nắm rõ quy định giúp doanh nghiệp hạn chế bị truy thu thuế, xử phạt hành chính hoặc các rủi ro khác trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trích nộp kinh phí công đoàn trong Công ty Cổ Phần

- Hàng tháng, khi công ty cổ phần đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì đồng thời cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của công ty cổ phần, không phân biệt là công ty cổ phần đã có hay chưa có Công đoàn cơ sở. 
- Riêng đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn. Mức đóng kinh phí Công đoàn: Mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là bằng tổng mức tiền lương tính đóng Bảo hiểm xã hội của những người lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ. Cơ quan thu: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Liên đoàn Lao động cấp tỉnh) trực tiếp thu kinh phí hoặc phân cấp cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu. Trong đó, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm: 
  • Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 
  • Công đoàn ngành địa phương. 
  • Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. 
  • Công đoàn Tổng Công ty. 
  • Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác. 
Chính vì thế mà tùy địa phương, công ty cổ phần cần liên hệ với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trước, để được hướng dẫn về nơi nộp kinh phí. Đồng thời, cũng được hướng dẫn về phương thức nộp của địa phương (nộp tiền mặt hay chuyển khoản, nếu chuyển khoản thì chuyển vào tài khoản nào).

2. Hạch toán chi phí công đoàn

Để hạch toán chi phí công đoàn một cách chi tiết và hiệu quả, cần tính vào các chi phí sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp trong mỗi kỳ:Nợ vào các tài khoản: 154, 241, 622, 623, 727, 641, 642…
Ghi có vào tài khoản 3382 (Tổng tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội (X) 2%) khi nộp tiền kinh phí công đoàn.
Khi nộp tiền kinh phí công đoàn, ghi sổ kế toán như sau:Nợ TK 3382 (Kinh phí công đoàn tính theo 2% tổng tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội)
Có TK 111, 112 (Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng)
Khi công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, cần hạch toán qua tài khoản 3388 (Phải trả, phải nộp khác):Nợ vào tài khoản 3382.
Ghi có vào tài khoản 3388.
Trường hợp Đoàn phí của các Đoàn viên đóng 1% số tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội tại Tổ chức công đoàn cơ sở, doanh nghiệp không cần hạch toán kinh phí công đoàn trong sổ sách kế toán, mà sẽ theo dõi riêng bên ngoài sổ sách kế toán.
Việc này giúp đảm bảo rõ ràng và chính xác trong việc quản lý tài chính của công đoàn và đồng thời thực hiện các nghĩa vụ pháp lý một cách hiệu quả.

3. Tiền truy thu kinh phí công đoàn có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Nội dung này chị căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 1564/TCT-DNL năm 2016 về việc chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Theo đó:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
Điều 6: Các Khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các Khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi Khoản chi nếu đáp ứng đủ các Điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc Công ty chỉ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2015 các Khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2015.
Tuy nhiên, theo nội dung công văn số ACC23022016 ngày 23/02/2016 của Công ty thì năm 2015 Công ty thành lập tổ chức công đoàn theo yêu cầu của Liên Đoàn lao động Quận 1, Công ty đã đóng kinh phí công đoàn năm 2013, năm 2014 theo quy định của Luật Công Đoàn và Nghị định số191/2013/NĐ-CP vào năm 2015. Do Công ty đóng kinh phí công đoàn theo yêu cầu của Liên đoàn Lao Động Quận 1, vì vậy, trường hợp Công ty thực hiện đúng theo quy định của Luật Công Đoàn, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động theo quy định năm 2013, 2014 và năm 2015 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2015.

Như vậy khoản truy thu kinh phí đóng theo quy định của Luật Công đoàn 2012 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng bao nhiêu phần trăm quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Do đó, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Nguồn đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn đóng kinh phí công đoàn
1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tien-truy-thu-kinh-phi-cong-doan-co-duoc-tinh-vao-chi-phi-duoc-tru-khi-xac-dinh-thu-nhap-chiu-thue--206583-42904.html


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ