Tỉnh Ninh Thuận

2024/12/06

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn đi khám phá tỉnh Ninh Thuận của Việt Nam, nơi đây cũng là một trong những thành phố biển xinh đẹp được nhiều khách du khách trên khắp nơi tìm đến hằng năm, không chỉ vậy nơi đây còn có nhiều đặc sản hấp dẫn khiến cho ai cũng phải ấn tượng.

GIỚI THIỆU CHUNG

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Vị trí địa lí

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông.


Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là thành phố loại II thuộc Tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách TP. Nha Trang 105 km và cách TP. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế – xã hội.

Địa hình

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh.

Khí hậu

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 335.534 ha, trong đó, đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 83.618 ha; đất lâm nghiệp 188.997 ha; đất nuôi trồng thủy sản 2.028 ha; đất làm muối 3.809 ha; đất chuyên dùng 19.512 ha; đất ở 4.948 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.262 ha; còn lại đất chưa sử dụng.

Tài nguyên biển

Bờ biển dài 105,8 km, ngư trường của Tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc, vàng. Titan tại khu vực ven biển với trữ lượng nhiều triệu tấn. Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét gốm… Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng.
Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh như suối nước nóng xã Nhị Hà và Tân Mỹ.

ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI

Dân số và nguồn lao động

Dân số trung bình năm 2019 khoảng 590.467 người. Mật độ dân số trung bình 175,8 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 75,6%, dân tộc Chăm chiếm 13%, dân tộc Răglây chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 khoảng 343,7 ngàn người, chiếm khoảng 58,2% dân số của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 58,2%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 44%, công nghiệp xây dựng chiếm 21%, khu vực dịch vụ chiếm 35%. Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh.

Các hoạt động văn hóa tỉnh Ninh Thuận

Lễ hội Kate

Lễ hội Kate là lễ hội Ninh Thuận truyền thống của cộng đồng người Chăm sinh sống ở khu vực Nam Trung Bộ. Hằng năm lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày 1/7 Chăm lịch, khoảng vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm, kéo dài trong khoảng 3 ngày, với rất nhiều các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc.

Các nghi thức trong lễ hội Kate

Theo truyền thuyết từ xa xưa, trong gia đình Champa thì người Chăm sẽ là chị cả còn người Raglai là em út. Theo tục lệ của gia đình mẫu hệ thì em gái út sẽ là người cất giữ và bảo quản đồ gia bảo của tổ tiên vì vậy những bộ y phục của các vị thần người Chăm sẽ do người Raglai cất giữ. Cho nên ngày đầu tiên trong Lễ hội Kate Ninh Thuận sẽ là ngày mà người Raglai tổ chức lễ rước y phục của các vị thần về với làng của người Chăm, đưa đến điện thờ để làm lễ cúng tế. Buổi lễ đón y phục này được người Chăm thực hiện trong không khí rất trang trọng, thể hiện lòng thành kính của họ đến các vị thần.


Ngày thứ hai là ngày chính hội, cũng là phần đặc sắc nhất của lễ hội Ninh Thuận này. Người Chăm sẽ cùng nhau rước y phục của từng vị thần đưa lên đền tháp của vị thần đó, sau đó thực hiện nghi thức tắm rửa cho tượng thần, mặc y phục và thực hiện các nghi lễ trang trọng khác theo tín người của người Chăm.
Tuy nhiên ngày này vì số lượng đền tháp cổ đã hư hại, sụt lún sau hàng thế kỉ, vì vậy những người Chăm tại các địa phương và vùng lân cận không có đền tháp cũng sẽ tìm về khu vực có đền tháp, mặc trên mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, sắm sửa lễ vật để dâng lên các vị thần để cầu mong điều may mắn, bình an.
Ngày thứ ba trong lễ hội Kate là phần lễ tổ chức tại các làng hoặc quy mô nhỏ hơn là các gia đình. Tất cả thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để cầu khấn tổ tiên, mong thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Hiện nay, lễ hội Kate là một trong những lễ hội Ninh Thuận nhận được nhiều sự chú ý nhất, không chỉ còn đơn thuần là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm mà được khai thác như một hoạt động thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên có nhiều người lầm tưởng Lễ hội Kate là tết của người Chăm - có ý nghĩa tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Kì thực, tết truyền thống của cộng đồng người này thì phải là Lễ Rija Nưgar, tổ chức vào ngày đầu tháng 1 Chăm lịch, khoảng đầu tháng 4 dương lịch. Đây mới là lễ hội mang ý nghĩa tống khứ những điều xui xẻo của năm cũ để đón những điều tốt lành cho năm mới, đồng thời còn tổ chức lễ cầu mưa để chuẩn bị cho mùa vụ canh tác.

Lễ Puis - Một trong những lễ hội Ninh Thuận đặc sắc nhất

Lễ Puis có nhiều nét tương đồng với lễ hội Nữ thần Pô Inư Nưgar, đều bao gồm các lễ nghi để trả lễ và thết đãi thần linh vì đã phù hộ để họ có mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi. Thông thường, lễ hội Ninh Thuận này sẽ được tổ chức định kỳ 1 năm, 2 năm hoặc 7 năm một lần, tùy thuộc vào năm đó có được mùa, con cháu có tề tựu đông đủ hay không.
Lễ Puis thường được tổ chức trong tộc họ thuộc các thôn làng có tục lệ thờ tháp Po Rame như Hậu sanh, Vĩnh Thuận, Mỹ Nghiệp, Vụ Bổn, Hiếu Thiện. Còn với các tộc họ thờ cúng tháp Po Klaung Garai thì sẽ làm lễ cúng Payak. Tục lễ này không rõ có từ bao giờ, nhưng được tổ tiên truyền lại nên đến tận ngày nay người Chăm vẫn duy trì và đảm bảo thực hiện đúng với những nghi lễ truyền thống.

Lễ Payak

Lễ Payak là lễ hội Ninh Thuận được tổ chức bởi các làng Chăm thờ tháp Po Klaung Garai bao gồm: Phước Đồng, Chất Thường, Hiếu Lễ, Hoài Trung (thuộc Ninh Phước – Ninh Thuận) v.v. Các nghi thức trong lễ Payak cũng tương tự như lễ Puis, có điểm khác là sẽ do thầy Kadhar và bà bóng cùng nhau thực hiện.


Lễ hội Payak sẽ bao gồm nghi thức thầy Kadhar kéo đàn Rabap để hát mời vị thần Siva trở về. Còn bà bóng thì sẽ thực hiện nghi lễ “thả ba hạt gạo trôi vào trong lọ nước”, rồi sau đó đợi cho đến khi 3 hạt gạo trôi gần lại với nhau thì sẽ dùng lá trầu vớt ra. Đây được coi là điềm báo các tộc họ sẽ làm ăn thịnh vượng, gia đình đầm ấm, sum họp và quây quần bên nhau.

Lễ hội Ramưwan

Lễ hội Ramưwan được tổ chức vào các ngày 29/4, 30/4 và 1/5 theo Chăm lịch. Lúc này cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận sẽ thực hiện các nghi lễ đón tết, có nhiều nét tương đồng với ngày tết Katê của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà la môn. Để mở đầu lễ hội Ninh Thuận này sẽ là lễ tảo mộ với tất cả các tộc họ thuộc các làng Chăm Bàni và Islam cùng nhau thực hiện. Các gia đình sẽ cùng nhau sum họp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, sau đó đi tảo mộ và thực hiện chay niệm tại các thánh đường Hồi giáo. Về ý nghĩa, lễ hội Ramưwan hướng con cháu nhớ về tổ tiên, cội nguồn, giáo dục về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều hơn là về tín ngưỡng và tôn giáo.

Ẩm thực tỉnh Ninh Thuận

Bánh căn, bánh xèo Phan Rang

Một trong những món ăn nhất định phải thử khi du lịch Ninh Thuận là món bánh căn, bánh xèo Phan Rang. Món ăn này gây ấn tượng với 4 loại nước chấm đặc biệt. Phần bánh căn và bánh xèo đều được làm từ bột gạo. Bánh xèo có nhân là giá đỗ, tôm, thịt, trứng.



Về kích thước bánh căn và bánh xèo khá khác nhau. Bánh căn thường nhỏ hơn bánh xèo. Về phần nước chấm, nếu chiếc bánh khọt, bánh xèo ở các tỉnh miền Tây chỉ có loại mắm duy nhất là mắm chua ngọt. Thì chiếc bánh căn – bánh xèo Phan Rang – Ninh Thuận có khá nhiều loại nước chấm ăn cùng như: nước mắm đậu phộng, nước mắm ớt chua ngọt, nước mắm nêm và nước cá kho.

Bánh canh chả cá Phan Rang

Du lịch Ninh Thuận nổi tiếng với món bánh canh chả cá Phan Rang. Bánh canh tại đây khá đặc biệt, sợi bánh được làm bằng bột lọc, sợi bánh to hơn bún bình thường. Điểm tạo nên hương vị thơm ngon cho món này chính là phần nước dùng, nước dùng ngọt thanh được ninh từ cá. Phần thịt sẽ để làm nguyên liệu chính cho món ăn, còn xương cá sẽ được ninh để làm nước dùng ngọt thơm. Một tô bánh canh chả cá thường thấy sẽ gồm: chả cá, bánh canh, thịt cá thêm ít hành ngò và tiêu để dậy vị.

Bún mắm nêm

Bún mắm nêm từ lâu đã trở thành một món ăn bình dị của người dân Ninh Thuận. Bún mắm nêm ngon nhất vẫn là ở phần mắm. Mắm được làm từ chỗ cá cơm nên hương vị khá thơm và ngon. Bún mắm nêm Phan Rang thường ăn kèm chả cá, thịt tai heo luộc, chả lụa, cà pháo và các loại rau thơm.

Bánh tráng nướng Phan Rang


Không còn xa lạ với món bánh tráng nướng Phan Rang thơm phức. Mặc dù có nhiều nơi bán loại bánh tráng này nhưng hương vị của mỗi vùng sẽ khác biệt. Bánh tráng ở Phan Rang – Ninh Thuận được làm từ bột của loại gạo lúa mùa thơm ngon kết hợp với hạt mè và được tráng với độ dày vừa phải. Than nướng bánh phải là loại than củi và phải luôn đỏ rực thì bánh mới chín đều và dậy mùi.
Để làm ra một chiếc bánh tráng nướng đòi hỏi sự khéo léo đến từ người bán. Khi có khách gọi bánh, người bán hàng lấy một chiếc bánh nhanh tay quét một lớp mắm ruốc. Rưới một ít mỡ hành, thêm một ít tương ớt lên mặt bánh và đập quả trứng đổ lên lớp trên cùng. Tráng đều và đem đi nướng. Khi bánh chín, gấp bánh lại làm đôi và bày ra đĩa thưởng thức hoặc dùng kéo cắt bánh thành từng miếng vừa ăn và từ từ thưởng thức.

Gỏi cá mai Ninh Chữ


Với nhiều du khách chắc chắn sẽ cảm thấy khá mới lạ với món gỏi cá mai Ninh Chữ. Cá mai dùng làm gỏi là loại cá mai nhỏ, mảnh, khoảng chừng ngón tay trỏ. Thoạt nhìn giống cá cơm nhưng ít mùi tanh hơn, trong suốt nên có thể phù hợp làm gỏi. Cá mai khác với đa phần những loại cá khác là thịt ngọt và dai, không bị nhớt và bở.
Để ăn loại gỏi này, cá mai phải được làm sạch, không để nát thịt. Sau khi rút xương, cá được làm tái bằng nước cốt chanh tươi. Khi bày ra dĩa, sẽ được trộn kèm với hành tây và gừng thái nhỏ, rắc thêm đậu phộng rang thơm cùng hành phi giòn để món gỏi dậy mùi thơm. Nước mắm chấm dùng với gỏi cá mai cũng được làm cầu kì với hỗn hợp gồm ớt, tỏi băm nhỏ trộn đều cùng nước mắm nhĩ, đậu phộng giã mịn, thêm một ít đường, bột ngọt, nước cốt me. Gỏi cá mai còn được ăn cùng với các loại rau sống và bánh tráng cuốn.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp









Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ