Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây chúng tôi
sẽ đưa các bạn đến khám khá tỉnh Sóc Trăng của Việt Nam, là một trong những
khu vực có thiên nhiên đa dạng phong phú cùng nhiều bản sắc văn hóa được thể
hiện hài hòa, Sóc Trăng đã là điểm đến thu lịch tìm hiểu văn hóa của nhiều bạn
bè trong và ngoài nước.
Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách
Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và
Tiền Giang.
- Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông.
- Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
- Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
- Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
Điều kiện tự nhiên Về khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có
mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị bão
lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng
8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu
phát triển.
Về đất đai, thổ nhưỡng
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc
Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công
nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các
loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng...
Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông
nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm
3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất
nông nghiệp khác chiếm 0,97%.
Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác
lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn
trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số
liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008).
Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha,
bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ
yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm
đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái
đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một
vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều,
đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó
đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau
màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ
yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha,
trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng
loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ
sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm
nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở
Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng
và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao
Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong
lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý
tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Về đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối
từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình
tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần
vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn
sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng
thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động
biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú,
thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình
lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m,
mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống
nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường
bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao
chống lũ.
Về sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của
chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m
đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất,
sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du
khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có
nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát
triển kinh tế biển tổng hợp.
Về tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện
tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân
bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng
thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc
Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông
lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá
đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển
tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương
cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
Dân cư Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh (836.513 người, chiếm
65,16%), Khmer (371.305 người, chiếm 28,92%), Hoa (75.534 người, chiếm 5,88%)
đã cùng chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này. Trải qua bao bước
thăng trầm của lịch sử, ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, đoàn kết chống
giặc ngoại xâm ngày càng được củng cố bền vững. Tinh thần yêu nước của nhân
dân Sóc Trăng được thể hiện ngay từ buổi khai phá, mở mang vùng đất mới đã anh
dũng chiến đấu chống lại bọn cướp biển Java (nay là Indonesia), quân xâm lược
Xiêm La (nay là Thái Lan), giữ gìn xóm làng quê hương, bảo vệ mồ mả ông bà tổ
tiên. Cùng với nghĩa quân Tây Sơn đánh 05 vạn quân Xiêm (do Nguyễn Ánh cầu
viện) xâm lược nước ta, làm nên chiến thắng lịch sử ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát dâng ba
tỉnh miền Đông, rồi dâng ba tỉnh miền Tây Nam kỳ cho giặc Pháp. Nhân dân Sóc
Trăng cùng với nhân dân lục tỉnh đã kiên cường tham gia phong trào khởi nghĩa
chiến đấu chống giặc Pháp do các sỹ phu yêu nước lãnh đạo như Trương Định,
Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực...
Không chỉ bằng những cuộc đấu tranh chống giặc, nhân dân Sóc Trăng còn tham
gia những cuộc vận động yêu nước, vận động chính trị để giành độc lập cho dân
tộc. Phòng trào yêu nước do cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh
khởi xướng đã lan rộng đến Sóc Trăng. Hội kín “Thiên địa hội” xuất hiện ở ngay
thị xã Sóc Trăng. Các phong trào vận động yêu nước đó đã khơi dậy thể hiện
truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta để lại.
Phát huy truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, nhân dân
Sóc Trăng đã làm nên những chiến thắng vẻ vang qua các chặng đường lịch sử,
đặc biệt đã vùng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, điển hình là cuộc nổi
dậy của quân dân Hòa Tú chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai. Tuy cuộc khởi
nghĩa Nam kỳ bị địch khủng bố đẩm máu nhưng nhân dân Sóc Trăng vẫn giữ vững
niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cùng với cả nước làm cuộc khởi nghĩa Tháng
Tám năm 1945 thành công, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Bước vào cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp xâm lược với sức mạnh của
lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc và tinh thần chiến đấu ngoan cường,
nhân dân Sóc Trăng đã góp phần cùng cả nước đánh thắng kẻ thù hung bạo, buộc
thực dân Pháp phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1954, hòa bình lặp lại chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ lại tiếp tục can
thiệp và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Mặc dù kẻ thù lần này
tàn bào, nguy hiểm, vũ khí hiện đại gấp nhiều lần so với trước. Nhưng dưới sự
lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng và ý chí
kiên cường, nhân dân Sóc Trăng một lần nữa cùng cả nước đứng lên quyết chiến
đấu, không sợ hy sinh gian khổ, người trước ngã, người sau xông tới tiêu diệt
quân thù, thực hiện lời Bác dạy “Không có gí quý hơn độc lập tự do” suốt 21
năm đã làm nên chiến thắng vĩ đại giải phóng hoàn toàn miền Nam và quê hương
Sóc Trăng ngày 30/4/1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân quyết tâm thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủa nghĩa. Cùng với cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trải qua bao thăng trầm biến cố
và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn
bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn
hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh
hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng.v.v... tạo nên cuộc sống hài hòa về
kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt, trong quan hệ
giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân
nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân
thành, đó là bản tính truyền thống của người dân Nam bộ nói chung và người dân
Sóc Trăng nói riêng.
Địa điểm du lịch tại Sóc Trăng
Chợ nổi Ngã Năm
Là một tỉnh thuộc miền sông nước Cửu Long, Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm vô
cùng nổi tiếng. Chợ nổi thuộc thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng,
bày bán đủ các loại mặt hàng từ thực phẩm cho đến nhu yếu phầm. Đặc biệt hơn
hết, không thể không nhắc đến các ghe/ xuồng đầy ắp các loại trái cây nhiệt
đới đặc trưng tùy mùa.
Đến với địa điểm du lịch Sóc Trăng du khách không chỉ được thưởng thức những
sản vật là đặc sản ở đây mà còn có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống cũng như nét
văn hoá thường nhật của người dân Sóc Trăng.
Chùa Dơi - nét kiến trúc cổ xưa
Chùa Dơi là địa điểm du lịch Sóc Trăng nổi tiếng tọa lạc tại đường Lê Hồng
Phong, Phường 3, TP.Sóc Trăng. Kiến trúc của ngôi chùa này được xem là tiêu
biểu của Phật giáo Nam tông Khmer, chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 nhưng cho
đến nay toàn bộ công trình còn giữ được tình trạng tốt và vẫn là nơi sinh hoạt
tôn giáo mang ý nghĩa quan trọng của người dân trong vùng.
Thiết kế cảnh quan bên trong chùa và không gian bao quanh bên ngoài vô cùng
hài hòa phù hợp với nhau. Điều Đặc biệt khi đi đây là du khách sẽ thấy hàng
nghìn con dơi khá lớn treo mình trên cây trong khuôn viên chùa giống như chúng
đã quen thuộc với nơi này vậy.
Bảo tàng Khmer tỉnh Sóc Trăng
Viện bảo tàng Khmer là địa điểm du lịch Sóc Trăng thu hút lượng lớn khách tham
quan hàng năm, viện được xây dựng từ năm 1938 bao gồm hai khu vực chính: Khu
trưng bày Giáo đường Xamacum và Khu văn phòng.
Bảo tàng trưng bày nhiều sản vật văn hóa quý hiếm, tái hiện trang phục cổ của
người Khmer, nhà cửa, chùa chiền, nhạc cụ của người Khmer trong các triều đại
trước đây...
Tính đến hiện tại, Bảo tàng Khmer đã sưu tầm được gần 13,000 các loại sản vật
văn hóa quý, trong đó hơn phân nửa trong số đó là sản vật văn hóa do đồng bào
Khmer sinh sống trong khu vực hiến tặng. Hàng năm, Bảo tàng thu hút hơn
200,000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm và tìm hiểu về nét đẹp
văn hóa lịch sử của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng truyền thống yêu nước
chống ngoại xâm của cha ông ta.
Vườn Cò Tân Long
Vườn Cò Tân Long nằm ở vị trí cách thành phố Sóc Trăng khoảng 50km về phía Tây
Nam. Đây là địa điểm du lịch Sóc Trăng vô cùng thú vị với quang cảnh thiên
nhiên hoang sơ và hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Đặc biệt là các giống
loài cò quý hiếm.
Chùa Kh’leang
Chùa Kh'Leang là ngôi Khmer cổ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, có lịch sử gần
500.000 năm. Ngôi chùa Kh'Leang mang đậm nét kiến trúc Khmer tinh tế, sắc
sảo nhưng lại có nét uy nghi, hoa mỹ từ văn hoá Trung Hoa.
Chùa Som Rong
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Sóc Trăng. Đây là chùa
Phật cổ, được xây dựng từ năm 1785, đến nay, sau gần 300 năm đã trải qua 12
đời sư trụ trì. Tương tự như chùa Sro Loun với cái tên bắt nguồn từ sự vật
thiên nhiên, tên Som Rong của chùa cũng bắt nguồn từ một loại cây cỏ mọc dại
quanh chùa từ xưa.
Đối với người dân địa phương, chùa Som Rong là một nơi đặc biệt quan trọng
không chỉ do tín ngưỡng tôn giáo, mà còn do ngôi chùa này có một thư viện lớn
với hơn 1500 đầu sách, phục vụ cho các bạn thiếu nhi, bà con tại nơi này.
Với nhiều chi tiết đặc biệt như: Ngôi bảo tháp được phủ một màu xám huyền bí
thay vì màu vàng thường gặp; Pho tượng phật nằm dài hơn 63 mét, cao hơn mặt
đất khoảng 28 mét, cộng thêm chiều cao 22 mét khiến cho pho tượng vô cùng uy
nghi; chùa Som Rong thường được nhiều khách du lịch lựa chọn ghé thăm.
Đặc sản tính Sóc Trăng
Vú sữa tím Đại Tâm
Vú sữa tím Đại Tâm là giống sữa tím nổi tiếng, được trồng ở xã Đại Tâm - “thủ
phủ” vú sữa của Sóc Trăng. Loại trái cây này được yêu thích và trở thành trái
cây đặc sản bởi có vỏ mỏng, vị ngọt thanh và hạt siêu nhỏ.
Bưởi Năm Roi Kế Thành
Bưởi Năm Roi Kế Thành nức tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loại bưởi
này có vỏ mỏng, vị đậm, không có vị the đắng và không có hoặc rất ít hạt. khi
chín, đa số trái có vị 9 phần ngọt 1 phần chua.
Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu
Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu khác biệt ở chỗ được nấu từ thịt vịt xiêm chứ không
phải từ thịt bò hay thịt heo như các loại hủ tíu khác. Thịt vịt ngấm nước cốt
dừa mềm thơm, bùi ngậy mà không béo.
Cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng cũng là một món đặc sản Sóc Trăng nức tiếng gần xa. Từ
những nguyên liệu dân dã, những đầu bếp nơi đây đã chế biến thành món cháo độc
nhất vô nhị, đủ để khiến du khách thưởng thức một lần là nhớ mãi không quên.
Bò nướng ngói
Nếu có dịp ghé Mỹ Xuyên, nhất định bạn nên thưởng thức món bò nướng ngói. Thịt
bò nướng trên ngói không bị cháy, giữ nguyên được vị ngọt và mềm của thịt bò
nuôi thả tự nhiên.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp