Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây hãy cũng
AGS khám phá mảnh đất Vĩnh Long của Việt Nam, nơi đây thuộc miền Tây Nam Bộ
với khí hậu và thiên nhiên đa dạng, người dân có lối sinh hoạt trên các con
sông khá độc đáo thu hút sự tò mò của nhiều khách du lịch, đi kèm với ẩm thực
đặc sắc thì nơi đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các tín đồ đam mê du
lịch.
Vị trí địa lý, địa hình
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự
nhiện 1.525,73km2. Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;
Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ. Tỉnh
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa 2 con
sông Tiền và sông Hậu, có đường Quốc lộ (QL) 1A, QL53, QL54 chạy qua; phía Bắc
giáp tỉnh Tiền giang, phía Đông giáp 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, phía Nam giáp
tỉnh Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm của tỉnh (Thành phố Vĩnh
Long) cách Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của cả
nước) 136 Km, theo Quốc lộ 1A về phía Bắc; cách Thành phố Cần Thơ 35km (Trung
tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) theo Quốc
lộ 1A về phía Nam. Toàn tỉnh được phân chia thành 8 đơn vị hành chính gồm:
Thành phố Vĩnh Long, Thị xã Bình Minh và 06 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng
Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân; với 14 phường, 6 thị trấn, 87 xã, và 752
khóm/ấp.
Sông Tiền và sông Hậu là 2 cửa ngõ ra biển Đông của cả vùng đồng bằng sông Cửu
Long; Thông qua sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có thể mở rộng giao lưu kinh
tế với quốc tế đặc biệt với các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua như: Trung
quốc, Lào, Campuchia.
Vĩnh Long có địa hình tương đối bằng phẳng, ở trung tâm có dạng lòng chảo và
cao dần về hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.525, 73 km2 (tính đến ngày 31/12/2022);
trong đó diện tích đất nông nghiệp là 119.570,3 ha (đất trồng cây hàng năm
67.137,4 ha, đất trồng cây lâu năm 51.499,6 ha, đất nuôi trồng thủy sản 878,7
ha, đất nông nghiệp khác 54,6 ha) có độ màu mỡ cao nhờ lượng phù sa bồi đắp
hàng năm.
Dân số - lao động.
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2022 ước đạt là 1.028.822 người (nam 508.715,
nữ 520.107 người). Trong đó, khu vực thành thị có 233.940 người, chiếm 22.74%;
khu vực nông thôn có 794.882 người, chiếm 77,26%.
Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc sinh sống, bao gồm người Kinh, người
Khmer, Người Hoa,….. Theo thống kê năm 2019, Vĩnh Long có 24 dân tộc thiểu số
sinh sống (26.596 người dân tộc thiểu số), chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh. Trong
đó, người Khmer có 22.630 người chiếm 2,21% (nữ 11.717 người); người Hoa có
3.627 người chiếm 0,35% (nữ 1.765 người); các dân tộc khác có 339 người chiếm
0,03 % (nữ 201 người). Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập
trung ở 48 ấp, 10 xã và 01 thị trấn thuộc 04 huyện Trà Ôn, Tam Bình, thị xã
Bình Minh, Vũng Liêm; người Hoa tập trung ở thành phố Vĩnh Long và các thị
trấn.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2022 đạt 582.943 người,
trong đó lao động nam là 316.896 người, chiếm 54,36%; lao động nữ là 266.047
người, chiếm 45,64%. Trong tổng số, lực lượng lao động khu vực thành thị là
126.534 người, chiếm 21,71%, khu vực nông thôn là 456.409 người, chiếm 78,29%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2022 đạt
568.495 người, tính theo tiêu chuẩn ICLS19 (khung khái niệm mới tại Hội nghị
quốc tế về thống kê lao động việc làm lần thứ 19 được các quốc gia thống nhất
sử dụng). Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo năm 2022 đạt
16,46%, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 30,89%; khu vực
nông thôn đạt 12.45%.
Thời tiết - khí hậu - thủy văn
Thời tiết - khí hậu: Khí hậu Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh
năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung
bình 27,4 oC; số giờ nắng trong năm là 2.097 giờ; độ ẩm không khí trung bình
84%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.742 mm đến 1.864,1 mm.
Thuỷ văn: Vĩnh Long cách biển Đông gần 200 Km nên hầu như không có nước mặn.
Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông
qua 2 sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Đặc điểm thuận lợi của tỉnh là có
nguồn nước ngọt quanh năm dồi dào, hệ thống kênh rạch khá dầy, phân bố đều,
kết hợp tác động thủy triều, khả năng tải lượng nước lớn, trữ lượng nước cao,
tạo điều kiện cho tưới tiêu chủ động, có thể khai thác thích hợp cho thâm
canh, tăng vụ, cải tạo đất và ngọt hóa môi trường nông nghiệp. Mực nước trên
sông Tiền tại Trạm quan trắc Mỹ Thuận năm 2022 cao nhất là 217 cm và thấp nhất
là -150 cm.
Các điểm du lịch nổi tiếng tại Vĩnh Long
Cầu Mỹ Thuận - cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam
Nếu đến Vĩnh Long trên tuyến Quốc lộ 1A, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội tham quan
cầu Mỹ Thuận. Vào thời điểm khánh thành vào năm 2000 thì đây là cây cầu dây
văng đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng với sự viện trợ của chính phủ Úc.
Cây cầu dài hơn 1.5km với thiết kế nổi bật nhờ hai tháp cầu hình chữ H. Dù xưa
hay nay thì cầu Mỹ Thuận vẫn là điểm check-in ở Vĩnh Long nói riêng và toàn
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Nói đi tham quan miền Tây mà chưa
có tấm hình chụp chung cầu Mỹ Thuận thì chưa phải dân du lịch chính hiệu!
Chợ nổi Trà Ôn
Đặc sản miền Tây thì không thể thiếu chợ nổi. Tùy vào nếp sống của mỗi địa
phương mà các khu chợ nổi sẽ mang các nét đẹp rất đặc trưng. Dù quy mô không
quá lớn như chợ nổi Cái Răng, cũng không quá tấp nập như chợ nổi Cái Bè nhưng
chợ nổi Trà Ôn lại điểm chợ đầu mối quan trọng của vùng. Đặc biệt hơn hết là
các ghe bày bán hoa kiểng rực rỡ sắc màu.
Tọa lạc trên dòng sông Hậu hiền hòa, chợ nổi Trà Ôn bắt đầu nhộn nhịp từ tờ mờ
sáng. Để thưởng thức trọn vẹn nhịp sống miền sông nước, bạn nên thức dậy thật
sớm để bắt kịp những hoạt động của khu chợ như các ghe tàu bày bán hàng hóa,
thức ăn sáng, cà phê…
Chùa Ông
Chùa Ông hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Thất Phủ Miếu, Hội
Quán Phúc Kiến… Khi đặt chân đến chùa bạn sẽ rất dễ liên tưởng đến những công
trình kiến trúc tại phố cổ Hội An bởi lẽ ngôi chùa này do một nhóm thợ người
Hoa từ Phúc Kiến sang xây dựng.
Theo thời gian, ngôi chùa vẫn giữ được đường nét kiến trúc tinh xảo với mái
ngói, cửa gỗ sơn son thép vàng, bên trong phần lớn là tượng Phật bằng gỗ… Chùa
Ông không những đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của
người dân nơi đây mà còn là một trong những địa điểm check-in Vĩnh Long không
thể bỏ lỡ
Nhà cổ cai Cường
Nếu bạn yêu thích không gian nhà xưa đặc trưng Nam Bộ thì hãy đến xã Bình Hòa
Phước, Long Hồ, Vĩnh Long để chiêm ngưỡng nhà cổ cai Cường. Hệt như trong
những thước phim truyền hình, ngôi nhà toát lên dáng vẻ bề thế, cổ kính của
một nhân vật quyền thế khi xưa.
Vào khoảng năm 1885, đại địa chủ của vùng là cai Cường cho khởi công căn nhà,
hiện nay công trình này thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn. Theo
năm tháng, nội thất bên trong vẫn được bảo quản rất tốt, các bức hoành phi,
câu đối trạm trổ tinh xảo, tủ thờ, ghế, phản, cột nhà… đều được chế tác từ gỗ
quý.
Cù lao An Bình
Cù lao An Bình nổi tiếng là địa điểm du lịch Vĩnh Long thu hút du khách gần xa
với vườn trái cây nhiệt đới đa dạng (chôm chôm, măng cụt, xoài, mận…) sai trái
quanh năm. Đặc biệt hơn, khu du lịch sinh thái này còn tổ chức các trò chơi
dân gian đặc sắc miệt vườn như lội ao bắt cá, chèo xuồng ba lá…
Chưa dừng lại ở đó, tại đây bạn còn có thể tham quan vườn bonsai ông Sáu với
những gốc cây được tạo hình khéo léo, đẹp mắt hay nhà gỗ ông Mười được xây
trên rạch Ninh Hòa. Nếu yêu thích du lịch tâm linh thì bạn có thể dừng chân
ghé qua chùa Tiên Châu được xây dựng trên cù lao An Bình. Ngôi chùa nổi tiếng
với truyền thuyết tiên nữ hạ trần, là một trong những công trình tôn giáo có ý
nghĩa quan trọng với người dân trong vùng.
Đặc sản nổi tiếng tại Vĩnh Long
Trái cây đặc sản Vĩnh Long
Vĩnh Long là miệt vườn sông nước với trái ngọt cây lành. Ở Vĩnh Long, du khách
có thể thưởng thức đủ loại trái cây nức tiếng của miền Tây. Thu hái và thưởng
thức trái cây tại vườn cùng là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Vài loại trái
cây đặc sản Vĩnh Long đáng để bạn thưởng thức và mua về làm quà như thanh trà;
bưởi năm roi; cam xoàn; chôm chôm; sầu riêng Ri6…
Bánh xèo hến Cù lao Dài
Bánh xèo là đặc sản của nhiều vùng, nhưng bánh xèo hến thì chỉ có ở Cù lao Dài
(Vĩnh Long). Gọi là bánh xèo hến bởi nhân bánh được làm từ hến thay vì các
nguyên liệu thường thấy như thịt heo, thịt bò. Nhân bánh có cả tôm nhưng vị
hến vẫn là đặc trưng.
Thịt chuột đồng
Không chỉ là vựa trái cây, Vĩnh Long còn là vựa lúa của Đồng bằng Sông Cửu
Long. Mà ở đâu có nhiều lúa gạo, ở đó có chuột đồng. Chuột đồng hoàn toàn ăn
lúa gạo nên thịt thơm và sạch, không giống như những loại chuột khác. Cứ đến
mùa thu hoạch lúa, người ta lại săn chuột đồng về chế biến thành đủ các món
ngon như chuột đồng nướng; chuột đồng xào sả ớt…
Bánh tét 3 nhân
Bánh có tên gọi là bánh tét 3 nhân bởi có 3 nguyên liệu được sử dụng làm nhân
bánh gồm: chuối chín, đậu xanh, mỡ lợn. Để có được đòn bánh tét độc đáo, người
dân Vĩnh Long chọn loại nếp ngon; đậu xanh cà; mỡ heo cắt sợi vuông dài và đặc
biệt nhất là chuối xiêm chín tới. Bánh cũng được gói bằng lá chuối xiêm.
Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ
Làng nghề làm bánh tráng ở cù lao Lục Sĩ đã có tuổi đời ngót nghét gần 100
năm. Người dân nơi đây sản xuất nhiều loại bánh tráng, từ bánh tráng nhúng,
bánh tráng nướng đến bánh tráng nem. Nhưng bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ được
làm thủ công 100% và không sử dụng hóa chất vẫn được ưa chuộng nhất. Bánh
tráng nem mềm, dẻo, thơm mùi gạo, vị mặn vừa, là nguyên liệu không thể thiếu
của những món cuốn.
Cá lóc nướng trui
Trước đây, cá lóc nướng trui là món ăn đạm bạc của người dân vùng sông nước.
Còn bây giờ, khi cuộc sống đã đủ đầy thì món ăn dân dã ngày nào lại trở thành
đặc sản Vĩnh Long ai cũng muốn thưởng thức. Cá tươi được nướng với rơm thơm
không qua tẩm ướp nên giữ nguyên được vị ngọt tự nhiên. Khi ăn, thịt cá được
cuốn cùng bún và các loại rau thơm rồi chấm cùng nước mắm đặc trưng ngon bá
cháy.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp