Đài thờ Trà Kiệu

2025/01/13

ViệtNam-Lịchsử

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ cùng các bạn quay về quá khứ lịch sử Việt Nam để tìm hiểu một trong các hiện vật lịch sử nổi tiếng và có sự ảnh hưởng lớn đến văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó chính là Đài thờ Trà Kiệu thông qua bảo vật quốc gia này chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, những dấu mốc thăng trầm của tổ quốc từ đó khẳng định lãnh thổ chủ quyền đất nước đến bạn bè thế giới. Khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, vậy hãy cùng AGS đi tìm hiểu qua bảo vật nêu trên để chúng ta có những cái nhìn sâu sắc hơn bạn nhé.

Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa, với 4 mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á.


Đặc biệt là các chi tiết nghệ thuật trên búi tóc, trang sức, y phục và dáng điệu của các vũ nữ trên đài thờ đạt tính chất điển hình để khái quát khi nghiên cứu so sánh các phong cách nghệ thuật Chăm-pa và các nước Đông Nam Á.


Năm 2012, Đà Nẵng có 3 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1), gồm Đài thờ Trà Kiệu, Tượng Phật Bồ Tát Tara và Đài thờ Mỹ Sơn E1; cả 3 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Theo hồ sơ di sản công nhận bảo vật quốc gia, Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng chất liệu đá sa thạch, kích thước cao 128cm, dài 190cm, rộng 190cm, có niên đại thế kỷ VII-VIII. Đài thờ gồm hai phần: phần khối tròn ở trên và khối vuông ở dưới; 4 cạnh có chạm khắc các nhân vật, trong đó có một cạnh chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa; 3 cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần, cánh sen cách điệu 2 lớp, mỗi lớp 18 cánh.


Phần khối tròn gồm hai thớt: thớt dưới có đường kính 138cm, cao 38cm; thớt trên có đường kính và chiều cao bằng thớt dưới nhưng có thêm phần vòi nhô ra dài 41cm, có hình dáng như các bệ yoni thường thấy ở các di tích Chăm. Mặt dưới của thớt hình yoni này cũng chạm nổi hai lớp cánh hoa sen, đối xứng với các cánh sen của thớt dưới. Mặt trên phẳng, chung quanh có viền gờ cạn và có rãnh từ lòng thớt ra vòi yoni. Phần khối vuông cao 52cm, mỗi cạnh 190m. Ở bốn góc có chạm nổi bốn con sư tử nâng đỡ bệ thờ. Bốn mặt được tạo hình thành hốc lõm có chạm nổi các nhân vật.


Đài thờ Trà Kiệu mang ký hiệu 22.2, được trưng bày tại trung tâm của phòng Trà Kiệu ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm, các bộ phận của bảo vật này đã được sưu tầm từ Trà Kiệu (nay thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đưa về Đà Nẵng vào tháng 12 năm 1891 và tháng 1 năm 1892. Đây là đài thờ Chăm-pa duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn với phần bệ vuông ở dưới và bệ yoni tròn ở trên. Cấu tạo của bệ yoni với hai thớt tròn đối xứng qua hai lớp cánh sen và một chiếc linga ba tầng đặt trong lòng là một cấu tạo tiêu biểu của tổ hợp yoni-linga trong văn hóa cổ Ấn Độ đã được tiếp thu ở Chămpa. Tác giả Võ Văn Thắng trong bài viết “Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng” đăng trên Tạp chí Văn hóa - Du lịch Đà Nẵng, số 18/2012, trang 33, có đoạn: “… theo kết quả nghiên cứu của Trần Kỳ Phương, các cảnh quanh đài thờ thể hiện câu chuyện về đám cưới Sita-Rama trong trường ca Ramayana. Chuyện kể rằng, tại vương quốc Videha, vua Janak làm lễ kén chồng cho công chúa Sita. Nhà vua có cây cung nặng và cứng, đến thần linh cũng khó giương nổi.


Nhà vua công bố bất kỳ vị vương tôn nào giương nổi cây cung thần sẽ được tuyển làm phò mã. Rama là hoàng tử của vua Dasaratha xứ Ayodhya, đã đến để ướm thử cung thần; sức mạnh của Rama đã khiến cây cung bị gãy làm đôi. Ai nấy đều kính phục sức mạnh thần thánh của Rama và lễ cưới bắt đầu được sửa soạn. Một đoàn sứ giả được cử tới Ayodhya để báo tin mừng. Vua Dasaratha lập tức hạ lệnh mang vàng bạc châu báu, chuẩn bị voi ngựa, cùng một số quan đại thần tới vương quốc Videha dự lễ cưới của Rama và Sita. Cũng trong ngày này, vua Janak còn gả các công nương khác cho ba người em trai của Rama…”. Những phân cảnh trong câu chuyện trên, như Rama chuẩn bị lên đường và cảnh kéo gãy cung thần tại kinh thành Mithila; hay các sứ giả mang tin chiến thắng của Rama đến vua Dasaratha; cảnh sửa soạn lễ cưới và đám cưới của anh em hoàng tử Rama; cảnh các vũ nữ nhảy múa, ca hát mừng lễ cưới của các đôi tân hôn… tất cả được mô tả qua những phù điêu trên Đài thờ Trà Kiệu. Được xây dựng từ năm 1915 và chính thức khánh thành vào đầu năm 1919, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất Việt Nam với hàng ngàn hiện vật quý của nền văn hóa Chăm-pa. Được biết, vào tháng 7-2015, Bảo tàng sẽ tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập (1915 - 2015), với nhiều hoạt động lớn, như: Hội thảo khoa học “Khảo cổ học về Chăm-pa sau 1975 - những đóng góp cho công tác bảo tàng”, trưng bày chuyên đề “Văn khắc và chữ viết Chăm-pa”, “Bộ sưu tập hiện vật văn hóa Sa Huỳnh”… Đài thờ Trà Kiệu, với những giá trị độc đáo của mình, sẽ góp phần làm nên dấu ấn trăm năm cho bảo tàng.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ