Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và phương pháp tính. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) có thể hiểu là loại thuế trực thu,
đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, áp dụng cho tất cả các loại
doanh nghiệp, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là một
loại thuế vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, việc đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện cho Nhà nước.
2. Doanh nghiệp nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định, hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN thì
các đối tượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: a) Doanh
nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán,
Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các
hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên
trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm
dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty Điều hành chung. b) Đơn vị sự
nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có
thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực. c) Tổ chức được thành lập và
hoạt động theo Luật Hợp tác xã. d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở
thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở
sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành
một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: -
Chi nhánh, văn phòng Điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm
mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt
Nam; - Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; - Cơ sở cung
cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức,
cá nhân khác; - Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; - Đại diện tại Việt Nam
trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh
nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên
doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú
thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. e) Tổ chức khác ngoài các tổ
chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.
3. Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ các khoản chi quy định tại khoản 2
Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013,
2014), doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
“a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt
buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp
luật.”
4. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ
Công thức tính thuế TNDN
Căn cứ Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định
218/2013/NĐ-CP, thuế TNDN được tính như sau:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất [1]
Như vậy, để tính được số thuế phải nộp cần phải biết thu nhập tính thuế và
thuế suất, cụ thể:
(1) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản
lỗ được kết chuyển theo quy định [2]
Trong đó, thu nhập chịu thuế TNDN được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
[3]
(2) Thuế suất thuế TNDN
Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa
đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế
TNDN là 20%.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất cao hơn như doanh nghiệp
hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác
tại Việt Nam hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao nên
mức nộp thấp hơn.
* Các bước tính thuế TNDN
Về lý thuyết thuế TNDN được tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế, chi phí được trừ, các khoản thu
nhập khác
Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [3]
Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy
định
Bước 4: Tính thu nhập tính thuế TNDN theo công thức [2]
Bước 5:Tính tính thuế TNDN phải nộp theo công thức [1]
Lưu ý: Trên đây chỉ là quy trình tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật,
trên thực tế kế toán nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng
và gửi cho cơ quan thuế sẽ cần nhiều thao tác phức tạp hơn.
Doanh thu tính thuế
Căn cứ Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh thu tính thuế TNDN được quy định
rõ như sau:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp
được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế giá trị gia
tăng.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực
tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế giá
trị gia tăng.
- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán
ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là
thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập
hóa đơn cung ứng dịch vụ.
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp cụ thể xem
chi tiết tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Thông
tư 78/2014/TT-BTC.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://accgroup.vn/khau-tru-thue-thu-nhap-doanh-nghiep