Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ cùng
các bạn quay về quá khứ lịch sử Việt Nam để tìm hiểu một trong các bảo vật
quốc gia lịch sử nổi tiếng và có sự ảnh hưởng lớn đến tương lai của dân tộc
Việt Nam, đó chính là Xe tăng T59. số hiệu 390 thông qua bảo vật quốc gia này
chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, những dấu mốc thăng
trầm của tổ quốc từ đó khẳng định lãnh thổ chủ quyền đất nước đến bạn bè thế
giới. Khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, vậy
hãy cùng AGS đi tìm hiểu giai thoại nêu trên để chúng ta có những cái nhìn sâu
sắc hơn bạn nhé.
Trong hai chiếc xe tăng, chiếc xe tăng 390 - chiếc đầu tiên húc đổ cổng dinh
Độc lập ngày 30/4/1975 có một số phận đặc biệt khi phải đến 20 năm sau, nó mới
được ghi danh vai trò của mình trong thời khắc lịch sử.
Trong hai chiếc xe tăng, chiếc xe tăng 390 - chiếc đầu tiên húc đổ cổng dinh
Độc lập ngày 30/4/1975 có một số phận đặc biệt khi phải đến 20 năm sau, nó mới
được ghi danh vai trò của mình trong thời khắc lịch sử.
Năm 1995, bà từng có một cuộc triển lãm ảnh về sự kiện 30/4/1975 tại Paris và
trong một sự hữu duyên tình cờ, chiếc xe tăng 390 được phát lộ sự thật vai trò
lịch sử của nó. Đó cũng là nguồn cớ để nữ ký giả người Pháp trở lại Việt Nam
trong năm 1995 đi tìm lại những người lính trên chiếc xe tăng. Một điều thú
vị, đó là sau giải phóng, chiếc xe tăng 390 còn rong ruổi trên chiến trường
Campuchia trong nhiều năm cho đến 1999 mới chính thức được đưa vào bảo tàng
Tăng Thiết giáp.
Hiện nay, chiếc xe tăng này được đặt tại bảo tàng, có đầy đủ thông số kỹ thuật
cũng như tên của những người lính lái xe tăng vào ngày 30/4/1975 húc cổng dinh
Độc Lập.
Xe có màu sơn xanh lá cây, tháp pháo sơn số 390 màu trắng, phía trước tháp
pháo có phù hiệu sao 5 cánh màu vàng trong vòng tròn màu đỏ.
Hồ sơ ghi nhận đây là "hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, liên quan đến
chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Xe tăng T59 số hiệu 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập
trưa ngày 30/4/1975, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn
Minh và nội các của ông ta".
Quá trình hoạt động của xe tăng 390 được ghi lại là từ năm 1971, xe thuộc biên
chế đại đội 4, tiểu đoàn 171, Lữ đoàn xe tăng 203; năm 1972, được biên chế về
đại đội 4, tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2; năm 1973 hành quân vào Thừa
Thiên Huế, chiến đấu giải phóng Tà Lương, A Lưới.
Từ ngày 23/3/1975, xe tăng 390 tham gia giải phóng Huế. Ngày 29/3, tham gia
giải phóng thành phố Đà Nẵng và chốt giữ tại bán đảo Sơn Trà, sau đó hành quân
về Khánh Sơn theo đội hình Lữ đoàn. Tại đây, xe tăng 390 và các xe trong đại
đội 4 được điều về tiểu đoàn 1 - Lữ đoàn 203 và cùng đơn vị hành quân đến Rừng
Lỏ (gần Xuân Lộc) tiến công vào Sài Gòn - Gia Định.
"Ngày 29/4/1975, xe tăng 390 tham gia tiến công căn cứ Nước Trong. Ngày
30/4/1975, xe tăng 390 là chiếc đầu tiên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập. Năm
1979 xe tăng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế
trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1980 đóng quân tại địa
bàn Lạng Giang. Tháng 10 năm 1999 được điều về bảo tàng Tăng thiết giáp.
"Xe tăng T59 số hiệu 390 đã đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử
quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước kéo dài 21 năm của dân tộc ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.
Nguồn gốc chiếc xe tăng "huyền thoại"
Xe tăng mang số hiệu 390 là một trong những mẫu xe tăng T-59 được Trung Quốc
viện trợ cho nước ta trong giai cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, và hoạt
động bên cạnh những chiếc xe tăng T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Đây cũng là bộ
đôi xe tăng chủ lực của quân đội ta khi đó. Theo các tài liệu quân sự, xe tăng
T-59 thực chất là một biến thể nội địa hóa của dòng xe tăng T-54A của Liên Xô
trước đây, được Trung Quốc chế tạo và thử nghiệm trong năm 1958 trước khi nó
được đưa vào trang bị chính thức trong năm 1959. Theo thống kê, có khoảng
9.500 chiếc T-59 được chế tạo trong giai đoạn từ 1958-1980. Đến nay, các mẫu
T-54/55 và T-59 vẫn là lực lượng nòng cốt trong lực lượng tăng thiết giáp của
quân đội ta, bên cạnh một số dòng xe tăng khác. Bản thân cả hai dòng xe tăng
này hiện nay cũng đang được ta nghiên cứu nâng cấp lên biến thể hiện đại hóa
T-55M3, nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của chúng.
Hiện tại trên thế giới vẫn có ít nhất 10 quốc gia sử dụng T-59, hầu hết trong
số đó đều là các biến thể nguyên mẫu với pháo 100mm hoặc các biến thể nâng cấp
T-69/79 hay T-59G. Bản thân Quân đội Trung Quốc cũng vẫn đang biên chế T-59
với các biến thể pháo 105mm.
Xe tăng T-59 có thể dễ dàng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
T-59 ban đầu sử dụng pháo 100mm như T-54, sau đó một vài phiên bản nâng cấp
lại sử dụng pháo 105mm. Với hiệu quả của pháo 105mm trên T-59, các biến thể
tiếp theo của dòng xe tăng này đều được tiêu chuẩn hóa với mẫu pháo chính mới.
Đây có thể được xem là nâng cấp sáng nhất của T-59 trong giai đoạn từ đầu
những năm 1980. Bên cạnh nòng pháo chính, xe tăng T-59 phiên bản đầu còn được
trang bị 2 súng máy đồng trục 7.62 mm, 1 súng máy phòng không 12.7 mm.
Sau này, mẫu xe tăng được nâng cấp thêm đèn hồng ngoại - cho phép quan sát
trong đêm, và hệ thống ổn định nòng súng chính - giúp tăng độ chính xác khi
ngắm bắn. Các phiên bản hiện đại cũng cho phép xe tăng có thể vừa chạy vừa bắn
nhưng chỉ khi xe chạy với tốc độ vừa phải vì càng chạy nhanh độ chuẩn xác càng
kém. Điều đáng chú ý là xe không có con lăn để lăn ngược trở lại. Do đó một
khi mắc kẹt do địa hình, xe tăng T-59 rất khó để xoay trở. Xe tăng sử dụng cơ
diesel V-12 Model 12150L có công suất cực đại 520 mã lực (tương đương 390 kW),
có thể chứa 815 lít nhiên liệu, nặng 36 tấn, và di chuyển với vận tốc tối đa
50 km/h. Với sức mạnh này, không quá khó hiểu khi xe tăng T-59 có thể dễ dàng
tăng tốc để húc đổ cổng Dinh Độc Lập mà không cần tốn bất kỳ một viên đạn nào.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, T-59 càng được phát triển thành nhiều biến
thể khác nhau với ít nhất 8 biến thể mới bên cạnh các biến thể T-59 II và
T-59D. Trong giai đoạn này T-59 cũng bắt đầu thay đổi thiết kế với việc được
trang bị thêm hệ thống phòng vệ với giáp phản ứng nổ ở các vị trí yếu nhất của
xe. Một trong số đó là vị trí chứa đạn dự trữ nằm bên trong tháp pháo. Khu vực
này gây nguy hiểm vì khi bị đối phương bắn trúng, sẽ dễ dàng gây ra một vụ nổ
lớn, làm ảnh hưởng tới tính mạng của toàn bộ kíp lái. Đến năm 2012, cả hai
chiếc xe tăng huyền thoại "390" và "843" được Chính phủ công nhận là Bảo vật
quốc gia, nhằm xác thực chính xác về chiến công của hai chiếc xe tăng đặc biệt
này. Và chúng sẽ mãi mãi là minh chứng cho một thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của dân tộc.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp