Các trường hợp thu hồi đất

2014/07/15

LuậtBấtđộngsản-Đấtđai

1. Khái niệm về thu hồi đất

Tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về nhà nước thu hồi đất như sau:
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Ảnh minh họa: Quyết định thu hồi đất

2. Các trường hợp bị thu hồi đất

2.1 Thu hồi vì mục đích an ninh - quốc phòng

Căn cứ Điều 61 Luật đất đai 2013 quy định nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:
  • Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
  • Xây dựng căn cứ quân sự;
  • Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng ga, cảng quân sự;
  • Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
  • Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

2.2 Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ Điều 62 Luật đất đai 2013 quy định nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây:
  • Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất.
  • Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

2.3 Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Căn cứ Điều 63 Luật đất đai 2013; quy định việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
  • Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013;
  • Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

2.4 Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Căn cứ Điều 63 Luật đất đai 2013; quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Theo đó, việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Các trường hợp bị thu hồi đất bao gồm:
  • Sử dụng đất không đúng mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
  • Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
  • Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
  • Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  • Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
  • Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn quy định;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn quy định.

2.5 Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013; quy định các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật; tự nguyện trả lại đất; có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
  • Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản; chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất.
  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
  • Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  • Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ