1. Ý kiến kiểm toán
a. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Ví dụ:
Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty XYZ tại ngày 31/12/20xx, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
b. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
Kiểm toán viên phải trình bày “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi:
- Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc
- Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Ví dụ:
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
.......
Ý kiến của kiểm toán ngoại trừ
....
c. Ý kiến kiểm toán trái ngược
Kiểm toán viên phải trình bày “Ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Ví dụ:
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược
.......
Ý kiến kiểm toán trái ngược
.........
d. Ý kiến kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến
Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Ví dụ:
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến
.....
Từ chối đưa ra ý kiến
......
2. Thư xác nhận
Để phục vụ cho mục đích kiểm toán, các công ty có nhu cầu kiểm toán phải thực hiện thủ tục lập và gửi thư xác nhận. Hiểu đơn giản, thư xác nhận là văn bản xác minh giữa đơn vị với các bên liên quan (nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng...) về số tiền còn phải trả, khoản đã ứng trước hay số vốn góp... nhằm mục đích xác thực lại tính chính xác của các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Thư xác nhận được chia làm 5 loại cơ bản như sau:
- Thư xác nhận các khoản phải trả
- Thư xác nhận các khoản phải thu
- Thư xác nhận số dư ngân hàng
- Thư xác nhận nợ vay
- Thư xác nhận phần vốn góp