1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (Hay còn gọi là CIT: Corporate Incomes
Tax), là một loại thuế trực
thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế
TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp
luật.
Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã
trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế TNDN ban hành ngày 15/7/2020 quy định cách tính thuế TNDN như
sau:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng
thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế
thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa
không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật
này”.
Cách tính thuế TNDN là: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất.
2.1 Cách xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ là tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế sau khi đã trừ
đi các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập tính thuế
theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ theo
Điều 7, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp. Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
Công thức tính thu nhập tính thuế như sau:
Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + các khoản thu nhập khác) - (Chi phí sản
xuất, kinh doanh + thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển
từ năm trước)
Lưu ý: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án
đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.
Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng
sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển
nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ
chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Điều này.
2.2 Cách xác định thuế suất thuế TNDN
Thuế suất là tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho thu nhập tính thuế để xác định
số tiền phải nộp. Hiện nay, theo Luật Thuế TNDN, thuế suất chung đang là
20%.
Tuy nhiên, có một số trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi như: 10% đối
với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, 17% đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành kinh tế có lợi ích đặc biệt, 10% đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu phát triển đô thị mới....
Căn cứ theo Điều 10, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp thuế suất thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là 20%. Trường hợp thuế suất
thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài
nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án,
từng cơ sở kinh doanh.
Lưu ý các trường hợp được ưu đãi về thuế suất (Quy định tại Điều 13), ưu đãi
về thời gian miễn thuế giảm thuế (quy định tại Điều 14), các trường hợp giảm
thuế khác (quy định tại Điều 15) theo Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH)
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Ưu đãi thuế TNDN
Ưu đãi thuế TNDN được áp dụng đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực,
địa bàn khuyến khích đầu tư hoặc dự án có quy mô lớn và một số dự án đầu tư
mở rộng nhất định. Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng không bao gồm
các dự án được hình thành từ việc sáp nhập hoặc tái cơ cấu.
- Những lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư bao gồm giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,công nghệ cao, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng,chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất sản phẩm phần mềm và năng lượng tái sinh.
- Các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cũng được ưu đãi thuế TNDN nếu đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao; hoặc
- Một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt – may; da – giày; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo.
- Những địa bàn được khuyến khích đầu tư bao gồm khu kinh tế, khu công nghệ cao, một số khu công nghiệp và các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định.
- Những dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản):
✔ Dự án có quy mô vốn từ 6 nghìn tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân không
quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu, và đáp ứng thêm được một
trong hai tiêu chí sau:
- có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất năm thứ tư kể từ năm có doanh thu; hoặc
- sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất năm thứ tư kể từ năm có doanh thu.
✔ Dự án có quy mô vốn từ 12.000 tỷ đồng trở lên, giải ngân trong vòng 5 năm
kể từ ngày cấp phép và sử dụng công nghệ được thẩm định theo các quy định
liên quan.
Ưu đãi đầu tư đặc biệt dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như
các dự án đầu tư có quy mô lớn được quy định theo Luật Đầu tư. Mức ưu đãi
thuế TNDN khác nhau tùy thuộc vào một số tiêu chí nhất định. Mức ưu đãi cao
nhất bao gồm thuế suất ưu đãi 5% trong thời hạn 37 năm, miễn thuế 6 năm,
giảm 50% thuế TNDN trong 13 năm tiếp theo. Ngoài ra, tiền thuê đất, thuê mặt
nước cũng được miễn/giảm trong một khoản thời gian nhất định.
Mức thuế suất ưu đãi 10% được áp dụng trong thời hạn 15 năm và mức thuế suất
ưu đãi 17% được áp dụng trong thời hạn 10 năm tính liên tục từ năm phát sinh
doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế. Thời gian áp dụng ưu đãi có
thể được gia hạn trong một số trường hợp cụ thể. Hết thời gian áp dụng thuế
suất ưu đãi, thuế suất thuế TNDN phổ thông sẽ được áp dụng. Thuế suất ưu đãi
15% được áp dụng cho một số lĩnh vực kinh doanh cho cả thời gian hoạt động.
Một số lĩnh vực xã hội hóa (như giáo dục, y tế) được hưởng thuế suất 10%
trong suốt thời gian hoạt động.
Người nộp thuế có thể được hưởng ưu đãi về miễn thuế hoặc giảm thuế. Thời
gian miễn thuế được tính liên tục trong một giai đoạn nhất định từ năm đầu
tiên công ty có thu nhập chịu thuế từ hoạt động ưu đãi, sau đó là giai đoạn
giảm thuế với thuế suất giảm ở mức 50% so với mức thuế suất đang áp dụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty không có thu nhập chịu thuế trong vòng 3
năm đầu từ năm đầu tiên có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được
hưởng ưu đãi thuế, thì thời gian miễn thuế/giảm thuế được tính từ năm thứ tư
kể từ khi công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tiêu chí để được
hưởng ưu đãi miễn và giảm thuế được quy định cụ thể trong các qui định về
thuế TNDN.
Như đã đề cập ở trên, các dự án nghiên cứu và phát triển cũng như các dự án
đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư đặc biệt sẽ được hưởng thời gian miễn
giảm thuế dài hơn.
Ngoài ra, các công ty sản xuất, xây dựng, và vận tải sử dụng nhiều lao động
nữ hoặc người dân tộc thiểu số được hưởng thêm các ưu đãi giảm thuế khác.
Các công ty vừa và nhỏ sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN nhất định trong đó bao
gồm mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn (các tiêu chí khác nhau sẽ được áp dụng
để được xét là công ty vừa và nhỏ).
4. Cách xử lý khi nộp thừa thuế TNDN
Theo
khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019
quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:
"1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.3. Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:a) Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;b) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;c) Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.4. Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại Điều này."
Theo đó, nếu công ty nộp thuế thừa thì được bù trừ sang năm sau hoặc có thể
yêu cầu hoàn trả số tiền thuế thừa, mà không có ảnh hưởng, rủi ro hay bị xử
phạt gì.