Q: Khi nào cổ đông được trả cổ tức?
A: Một công ty cổ phần chỉ có quyền trả cổ tức cho các cổ đông nếu công ty đáp ứng các điều kiện như sau:Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Q: Cổ tức có bao nhiêu loại?
A: Cổ tức bao gồm 02 loại là cổ tức cổ phần ưu đãi và cổ tức cổ phần phổ thông.Cổ tức cổ phần ưu đãi:
Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (theo khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020).
Cổ tức cổ phần phổ thông:
Trong khi đó, căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.
Q: Cổ tức có thể được chi trả bằng hình thức nào?
A: Cổ tức chỉ có thể được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu công ty hoặc các tài sản khác theo quy định trong các điều khoản thành lập của công ty.Các khoản thanh toán bằng tiền mặt chỉ được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được gửi đến nơi ở của cổ đông bằng séc hoặc lệnh chuyển tiền qua đường bưu điện hoặc cũng có thể được thanh toán bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng (nếu Công ty có đủ thông tin ngân hàng của cổ đông để cho phép chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của cổ đông.)
Q: Chi trả cổ tức bằng tiền mặt là gì?
A: Là việc chi trả bằng tiền mặt cho các cổ đông theo một tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp sẽ dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh của công ty để quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các nhà đầu tư.Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ mang đến cảm giác an toàn cho những cổ đông theo đuổi lợi nhuận thông qua đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thì phải chịu 2 lần thuế. Đầu tiên là thuế doanh nghiệp (hiện là 20-22%), loại thuế thứ hai là thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức (5%). Nếu một công ty trả cổ tức 2.000 đồng, thì thực tế cổ đông sẽ chỉ nhận được 1.900 đồng.
Q: Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là gì?
A: Là chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần thường. Trả cổ tức bằng cổ phiếu thực chất là nhằm giữ lại các khoản lợi nhuận, thặng dư hoặc các khoản tiền của các quỹ nhằm củng cố lượng tiền mặt hiện có trong vốn của cổ đông cũng như của doanh nghiệp để thúc đẩy việc đầu tư, kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Không có sự thay đổi (tăng hay giảm) nào về vốn cổ đông cũng như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũ không đổi.Q: Quy trình chi trả cổ tức như thế nào?
A: Quy trình chi trả cổ tức như sau:Bước 1: Hội đồng quản trị (HĐQT) kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức.
Bước 2: Đại hội đồng cổ đông tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.
Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả, chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo trả cổ tức phải được gửi bằng phương tiện bảo đảm cho cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.
Bước 5: Chi trả cổ tức. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
*Lưu ý:
Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời
điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển
nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
Q: Trên thông báo trả cổ tức phải có những thông tin gì?
A: Trên thông báo chi trả cổ tức gửi cho cổ đông phải có đầy đủ các thông tin sau:- Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;
- Tên và mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;
- Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
- Thời điểm và phương thức trả cổ tức;