NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG MÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN CHÚ Ý KHI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

2021/03/26

LuậtDoanhnghiệp

         Khi đầu tư vào Việt Nam, ngoài những vấn đề về chiến lược đầu tư để sinh lợi thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cần phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật của quốc gia nhận đầu tư quy định về những vấn đề liên quan như thế nào

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Luật Đầu tư 2020;

Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

  1. Hình thức đầu tư vào Việt Nam

Căn cứ tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, thì có các hình thức đầu tư như sau:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Đối với những hình thức đầu tư trên, trường hợp các tổ chức kinh tế trong nước muốn nhận đầu tư nước ngoài theo hình thức (1), (2) và (4) thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài, căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020:

(i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

(ii) Có tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp (i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

(iii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp (i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

  1. Vốn đầu tư

Khoản 3 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định rằng: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. 

Như vậy, vốn đầu tư trước hết phải là tiền hoặc một loại tài sản khác có thể trị giá được bằng tiền mà nhà đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam. Trong nhiều ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư thì việc chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư nước ngoài là một việc hết sức quan trọng.

Mặc dù rằng hiện nay có khoảng 104 ngành nghề mà pháp luật đặt ra yêu cầu về vốn pháp định, ví dụ các ngành nghề về hàng không, ngân hàng, bảo hiểm, v.v. nhưng hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn được chấp nhận đăng ký đầu tư thường phải cam kết đầu tư vào Việt Nam với mức tương đối. Bởi vì nếu mức đầu tư quá thấp thì thường khó được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

  1. Những ưu đãi dành cho nhà đầu tư

Ưu đãi đầu tư là ưu đãi mà Nhà nước dành cho nhà đầu tư khi họ đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo đó thì có 03 loại ưu đãi sau: (i) Ngành, nghề đầu tư được ưu đãi; (ii) Khu vực đầu tư được ưu đãi; và (iii) Các chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể khác.

  1. Ngành, nghề đầu tư được ưu đãi

Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư năm 2023 được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, theo đó thì những ngành nghề ưu đãi trong danh mục chủ yếu thuộc các lĩnh vực như:

+ Công nghệ cao - công nghệ thông tin - công nghệ hỗ trợ;

+ Nông nghiệp;

+ Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu, hạ tầng;

+ Văn hoá, xã hội, thể thao, y tế.

  1. Khu vực đầu tư được ưu đãi

Tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng quy định về khu vực ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các khu vực được nhắc đến bao gồm:

+ Khu vực điều kiện kinh tế khó khăn như: các huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An, ...

+ Khu vực điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như: thành phố Bạc Liêu, thành phố Cà Mau, ...

+ Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế như: khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận, khu kinh tế Vân Phong, Năm Căn, Phú Quốc, ...

  1. Các chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể khác

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng những ưu đãi từ nhà nước nếu thuộc một trong các chính sách sau đây:

+ Khả năng sử dụng lao động như đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật (căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

+ Tổng mức đầu tư như: dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm (điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020).

+ Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020).

+ Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa (điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020).

#trucha #agshcm #luatdautu


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ