Ngưng Hoạt Động Dự Án Đầu Tư

2021/03/26

LuậtDoanhnghiệp


Trong quá trình thực hiện dự án, vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó mà nhà đầu tư không thể tiếp tục thực hiện dự án mà phải ngừng tất cả hoạt động của dự án. Trong trường hợp đó thì nhà đầu tư phải tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan để dự án được ngừng hoạt động.

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

-Luật Đầu tư 2020.

-Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

Điều kiện để ngừng hoạt động dự án đầu tư

Tại khoản 1, 2 và 3 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 quy định hai trường hợp là điều kiện để dự án đầu tư ngừng hoạt động.

Thứ nhất, lý do chủ quan. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng.

Thứ hai, lý do khách quan. Dự án đầu tư bị buộc phải ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ. Quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

- Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;

- Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;

- Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;

- Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Căn cứ tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định: “Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này”.

Trường hợp dự án đầu tư ngừng hoạt đông vì lý do chủ quan thì tổng thời gian ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Trường hợp dự án đầu tư ngừng hoạt đông vì lý do khách quan thì thời gian ngừng hoạt động căn cứ vào bản án hoặc quyết định của cơ quan ban hành quyết định trên. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng trong văn bản quyết định ngừng dự án đầu tư không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án thì tổng thời gian ngừng hoạt động không quá 12 tháng.

Trình tự ngừng hoạt động dự án đầu tư

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP trường hợp chủ dự án đầu tư muốn dự án đầu tư ngừng hoạt động thì phải gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;



Các trường hợp còn lại, căn cứ vào điểm b và điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP việc quyết định ngừng hoạt đông dự án đầu tư phụ thuộc vào việc ban hành quyết định và thông báo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan liên quan khác.



Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ