1. Đối tượng tham gia:
Từ ngày 01/12/2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.2. Mức đóng:
+ 0,5% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
* Ngoài ra Người lao động trên phải tham gia BHYT bắt buộc: 1,5% trong đó Người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 4,5%.
Như vậy Tổng cả BHXH, BHYT là 8% nhé. Trong đó chủ sử dụng lao động đóng 6,5%, người lao động đóng 1,5% BHYT.
3. Thủ tục hồ sơ:
3.1. Đối với người lao động:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-BHXH), chỉ lập đối với trường hợp người tham gia chưa được cấp mã số BHXH hoặc khi có thay đổi thông tin.3.2. Đối với đơn vị:
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH) báo tăng lao động tham gia BHXH.
* Đối với lao động người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc và BHYT, cơ quan BHXH cấp mã đơn vị tham gia là mã IC. Ngoài ra,
đơn vị có lao động người nước ngoài chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT,
vẫn thực hiện quản lý theo mã đơn vị cũ là BW. Trường hợp đơn vị lập một
chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền
nộp cho từng mã đơn vị trong nội dung ủy nhiệm chi nộp tiền.
**
Người lao động là người nước ngoài trên 60 tuổi Chỉ tham gia BHYT. Nếu
trước khi đủ 60 tuổi đã tham gia BHXH theo quy định trên thì kể từ sau
khi đủ 60 tuổi sẽ Không tham gia BHXH nữa, đơn vị báo Giảm lao động tham
gia BHXH (mã đơn vị IC) và báo tăng lao động Chỉ tham gia BHYT (mã đơn
vị BW).
=> Như vậy, nếu chưa có mã đơn vị người nước ngoài (NNN) thì nộp hồ
sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội tương tự như cách cấp mã số cho người
lao động Việt Nam. Nếu có thì đăng ký kê khai bảo hiểm xã hội (trực tiếp
trên cổng bảo hiểm xã hội hoặc qua phần mềm IVAN) và kê khai báo tăng
như người lao động Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý: bảo
hiểm xã hội cấp quận, huyện.
- Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Bước 2: Giải quyết TTHC: Cơ quan bảo hiểm tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Bước 3: Người yêu cầu nhận kết quả. - Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Giấy phép kinh doanh.
Không quá 07 ngày làm việc, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.