Điểm mạnh, điểm yếu”, một trong những câu hỏi nhìn thì đơn giản nhưng không dễ “ghi điểm"

2012/03/14

Kỹnăng_Cánhân

Khi tham gia một buổi phỏng vấn và nhận được câu hỏi:

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì ?

Phần lớn chúng ta khá e dè khi gặp phải câu hỏi trên và trở nên khá bối rối không biết cách trả lời, tự hỏi rằng câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu có thật sự cần phải khai thác ?



Đây là câu hỏi rất phổ biến tưởng chừng rất dễ nhưng rất khó thường xuất hiện trong các buổi trao đổi về công việc giữa doanh nghiệp và ứng viên. Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi này là để :
  • Tìm hiểu phong cách làm việc của ứng viên đó
  • Muốn biết ứng viên có khả năng tự đánh giá bản thân hay không
  • Cách ứng viên cải thiện điểm yếu như thế nào
  • Khả năng đối mặt với khó khăn và áp lực của ứng viên như thế nào
  • Tìm sự phù hợp và nét tương đồng giữa công việc, doanh nghiệp và ứng viên
Có những bạn khi nói về điểm mạnh của bản thân vô cùng tự tin và mạch lạc nhưng điểm yếu thì ngược lại hoặc có bạn có khả năng ứng phó trôi chảy cả hai câu hỏi tuy nhiên lại không gây được ấn tượng trong lòng nhà tuyển dụng. Lý do vì sao lại như vậy?

Đó là bởi vì không phải ai cũng biết cách trả lời khi nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong lúc phỏng vấn làm sao cho phù hợp. Nên nói điểm mạnh như thế nào vừa tinh tế, khéo léo, không quá phô trương nhưng vẫn tôn được giá trị tốt đẹp của bản thân. Ngược lại nên trả lời làm sao để điểm yếu không phải là rào cản giữa bản thân chúng ta và doanh nghiệp.

1. Cách trả lời điểm yếu khéo léo:

Chọn điểm yếu phù hợp để trình bày:

Việc lựa chọn một điểm yếu không liên quan hoặc không ảnh hưởng quá nhiều đến tính đặc thù của công việc đang ứng tuyển. Lưu ý rằng nói nhanh qua không nên đi sâu vào chi tiết sự ảnh hưởng của điểm yếu đó đối với bản thân như thế nào. Vì điều này sẽ được khai thác sâu hơn và lộ ra khuyết điểm của mình nhiều hơn, thế nên chỉ chia sẻ ở mức vừa phải.

Một ví dụ :

Bạn sợ khi phải tiếp xúc nhiều người, thế nhưng công việc này lại đòi hỏi kỹ năng giao tiếp khéo léo. Bạn không thể trình bày với nhà tuyển dụng rằng mình giao tiếp kém. Bởi vì một doanh nghiệp không thể tuyển một bạn làm Sale sản phẩm nhưng ngại giao tiếp và gặp gỡ khách hàng.

Hãy trả lời theo công thức:

Một điểm yếu ít (không ) liên quan công việc + cách bạn cải thiện + kết quả của sự cải thiện đó như thế nào + kế hoạch duy trì sự cải thiện đó hoặc khắc phục hẳn trong tương lai

Việc bạn cải thiện điểm yếu như thế nào cho thấy được bạn là người có tinh thần học hỏi, cầu tiến và sẵn sàng khắc phục khuyết điểm và những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Chúng ta cần trung thực khi trình bày nhưng phải thật sự khéo léo, tốt nhất nên đưa ra thời hạn cụ thể hơn để thay đổi bản thân như thế nào? và trong bao lâu?

2. Nên nói về điểm mạnh như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:

  • Lựa chọn điểm mạnh phù hợp: Điểm mạnh chính là thế mạnh mà bạn sở hữu, một đặc điểm hay kỹ năng mà có thể khiến bạn trở nên nổi bật hơn so với người khác. Chính vì thế việc lựa chọn điểm mạnh làm sao để ghi điểm với nhà tuyển dụng là việc cần thiết.
  • Nên chọn các thế mạnh có liên quan giữa bản thân và yêu cầu của công việc
  • Trình bày điểm mạnh đó một cách trung thực
  • Tuyệt đối không được nói về điểm mạnh mà bản thân chúng ta không có hoặc không chắc chắn
  • Minh chứng cụ thể và ngắn gọn cho điểm mạnh của bản thân
  • Sử dụng câu từ mang cảm giác thoải mái dễ chịu không khoa trương, không phóng đại
Những điều cần lưu ý:

Tùy vào mỗi vị trí ứng tuyển, mỗi một cá nhân sẽ có những câu trả lời phù hợp,và “tip” chỉ là phương pháp nhỏ để mỗi chúng ta có thêm tư liệu chuẩn bị câu trả lời tốt hơn cho bản thân.

Chúng ta không có lựa chọn nên hay không nên chỉ nói điểm mạnh hoặc điểm yếu, Nhìn chung theo góc nhìn của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp không có câu hỏi dễ. Có thể chúng ta thấy dễ trả lời nhưng trả lời như thế nào để cho thấy rằng mình phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp mới là điều khó nhất.

Hy vọng bài viết này có thể khiến mọi người có thêm động lực để trình bày về điểm mạnh và điểm yếu một cách thật tự tin hơn trong phỏng vấn.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ