ĐÓNG CỬA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN – Tổng quan, bối cảnh (Phần 1)

2023/12/01

LuậtDoanhnghiệp

1. VPĐD của doanh nghiệp là gì?

Khái niệm: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của một chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân hoặc chủ thể khác) được mở tại một địa bàn mà chủ thể đó không có trụ sở.

Chức năng: Văn phòng đại diện là đơn vị hợp pháp trực thuộc doanh nghiệp và chỉ có chức năng thay mặt doanh nghiệp về mặt hành chính, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

(Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)

2. Những trường hợp nào chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện?

* Căn cứ Pháp lý:

Nghị định 07/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/03/2016.
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

 

* Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về các trường hợp chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, cụ thể như sau:

- Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
- Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
- Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
- Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
- Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

(còn tiếp)

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ