1. Nguồn gốc món mì Ramen Nhật Bản
Tuy xuất hiện muộn màng so với Udon, Soba hay Somen nhưng với người Nhật Ramen vẫn là món mì quốc hồn của đất nước mặt trời mọc nàyTheo một số tài liệu vào năm 1665, lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni chính là người đầu tiên được nếm thử món mì của Trung Quốc do một Khổng gia thết đãi. Sau đó năm 1884 một cửa hàng ở thành phố Hakodate đã quảng cáo thông tin phục vụ món “Soba Nam Kinh” trên Thời báo Hakodate
Mì Soba Nam kinh chính thức được xuất hiện tại Yokohama vào giữa thời đại Meij và mì Ramen chính thức được phục vụ taị Rairaiken ở Asakusa vào năm 1910
2. Các thành phần mì Ramen
a. Sợi mì
Sợi mì Ramen khá khác biệt so với các loaị mì khác, mì Ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng khá phong phú nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức.Nước tro tàu là nguyên liệu không thể thiếu khi làm mì Ramen, đây là nguyên liệu giúp tăng độ dai dẻo và tạo nên hương vị cũng như màu vàng đặc trưng cho sợi mì.
Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khô, mì ăn liền (instant noodle).
b. Nước súp
Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare.Dashi cho mì Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây...
Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio, Shoyu và Miso
Nước súp mì Ramen khá phong phú, được người Nhật biến tấu sáng tạo: Shoyu - Nước tương Nhật, Shio - Muối, Miso - Tương đậu nành, Tonkotsu - Xương và thịt heo, và Gyokai - Hải sản.
c. Rau tươi
Rau cho mì Ramen nhất thiết phải có hành lá, ngoài ra còn có một số loại rau củ khác nữa là tỏi băm, giá đỗ, bắp cải, hạt bắp...d. Thịt heo
Thịu heo cho mì Ramen có nhiêù loại trong đó có 3 loại chính là Chashu, Kakuni, Bacon. Chashu đặc biệt được ưa chuộng trong những loại thức ăn dùng kèm với mì. Cái tên Chashu được chuyển thể từ tiếng Trung char siu (là thịt nướng xá xíu ấy), Chashu được hầm với nước tương và rươụ mirin.e. Rau củ khô
Bao gồm: Măng khô (Menma), Nấm mộc nhĩ, Kim chi, Rong biển, Wakame (1 dạng rong biển sợi mỏng), Beni shoga (gừng ngâm trong umezu, có màu đỏ)g. Trứng luộc
Phổ biến nhất là trứng luộc lòng đào rồi được tẩm ướp với nước tương, rượu ngọt trong vài tiếng, gọi là “Ajitsuke Tamago”.
Ngày nay, để thưởng
thức món mì Ramen nổi tiếng này không nhất thiết phải đi tới Nhật Bản, bởi vì
hiện nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang buôn
bán loại mì này. Tuy nhiên để có thể biết trọn vẹn nhất hương vị của nó thì
chúng ta nên thưởng thức tại Nhật bản, trên đất nước Nhật - do chính người
Nhật chế biến.
Nguồn: Mì Ramen Nhật Bản là gì? 5 loại mì Ramen phổ biến nhất Nhật Bản - Japan.net.vn