Theo thần thoại này, vị thần Amaterasu đã tức giận vì em trai mình là thần
bão tố Susanoo-no-Mikoto trong một cơn say đã giết hại gia súc, phá phách
mùa màng, kênh mương, hoa màu và giết cả người hầu gái nên đã ẩn mình vào
hang đá Amanoiwato. Điều này khiến cho thế giới rơi vào cảnh tối tăm mất đi
mặt trời. Để chấm dứt điều đó các vị thần đã dùng các cây gỗ bắc thành sào,
đặt những con gà trống tốt nhất lên đó để chúng gáy với hy vọng sẽ khiến
thần Amaterasu ra khỏi hang đá. Đó là bối cảnh ra đời của chiếc Torii đầu
tiên trong Thần Đạo.
1. Ý nghĩa của Torii tại các đền thờ Thần Đạo
Ở Nhật Bản, Torii chính là lối đi vào những nơi linh thiêng, con đường
để có thể viếng thăm thần linh. Do đó, khi đi dưới các cổng Torii, bạn cần
phải rửa tay thật sạch và ngậm nước trong miệng nhằm thể hiện sự thanh sạch
trước khi tiếp cận thần linh để cầu nguyện. Nếu bạn không “sạch” sẽ không
được phép vào đền thờ cầu nguyện. Cổng Torii xuất hiện tại Nhật Bản từ giữa
thời Heian, khoảng năm 922, khi Phật Giáo được lưu truyền tại Nhật Bản. Tuy
nhiên so với phật giáo thì cổng Torii của Nhật lại gắn liền với Thần Đạo hơn
với biểu tượng Torri được kí hiệu taị các đền chùa Thần Đạo.
2. Cấu trúc các cổng trời Torii
Cổng Torii được tùy vào phong cách của nó (shinmei hay myojin) mà có nhiều
cấu trúc khác nhau. Cấu trúc cơ bản gồm có 2 cột (柱 – hashira), kasagi
(笠木), 2 thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh lần lượt là 笠木(kasaghi) và
島木(shimaghi), phía dưới nữa là 1 thanh ngang 貫 (nuki). Tại Nhật có hơn 20
phong cách Torii khác nhau với rất nhiều phong cách và kiểu dáng khác biệt,
được định danh cụ thể dựa trên kiến trúc tiêu biểu như Hachiman, Kasuga,
Kashima, Ryobu, Myojin, Shinmei… Đeo ngang trên hai cột trụ của Torii thường
là các sợi thừng bện từ rơm rất khéo léo, tinh tế, chi tiết đó được gọi là
Shimenawa (Chú liên thừng). Cổng Torii được dựng từ gỗ hoặc đá và sơn mà đỏ
son. Người ta tin rằng khi ném đá, nếu hòn đá đậu lại trên Torii thì mọi ước
nguyện đều trở thành sự thật.
3. Những chiếc cổng trời Torii nổi tiếng xứ phù tang
Đền thờ Fushimi-Inari-taisha tại Kyoto
Đền thờ Fushimi-Inari-taisha nơi nổi danh với 1000 chiếc cổng Torii
xếp thành dãy dài. Đây là ngôi đền linh ứng trong các lĩnh vực như kinh
doanh thịnh vượng, gia đạo bình an, giao thông an toàn
Địa chỉ: 京都府京都市伏見区深草藪之内町68 68 (Fukakusa Yabunouchichō,
Fushimi-ku, Kyōto-shi, Kyōto)
Đền thờ Ise-jingu - Điện trong Naiku tại Mie
Ise-jingu là tên gọi chung cho 125 đền thờ lớn nhỏ trong tỉnh Mie nơi
bạn có thể chiêm ngưỡng cánh cổng Torii bằng gỗ khổng lồ
Địa chỉ: 三重県伊勢市宇治館町1 1(Ujitachi-cho, Ise-shi, Mie)
Đền Itsukushima-jinja tại Hiroshima
Itsukushima-jinja chính là ngôi đền nổi linh thiêng xứ phù tang. Theo đó khi
thủy triều lên cao cổng Torii của đền Itsukushima-jinja như nổi lên giữa một
vùng biển cả tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ có một không hai của
Nhật Bản
Địa chỉ: 広島県廿日市市宮島町 (Hiroshima, Hatsukaichi, Miyajima-cho)
Đền thờ Motonosumi Inari tại Yamaguchi
Đền thờ Motonosumi Inari ấn tượng với hơn 100 cánh cổng Torii màu đỏ
nối tiếp nhau kéo dài trên 100m. Màu đỏ son lộng lẫy của cổng Torii tương
phản với màu xanh dương của bầu trời và màu diệp lục của cỏ cây, tạo nên bức
tranh đẹp vô cùng sống động.
Địa chỉ: 山口県長門市油谷津黄498 498 (Yuyatsuou, Nagato-shi,
Yamaguchi)
Đền Sueyama tại Saga
Thị trấn Arita của tỉnh Saga nổi tiếng với nghề gốm do đó cổng Torii
tại đây cũng được làm bằng sứ. Đền Sueyama thờ ông tổ nghề gốm Arita, Yi
Sam-pyeong.
Địa chỉ: 佐賀県西松浦郡有田町大樽2-5-1 2-5-1 (Otaru, Arita-cho, Nishi
Matsuura-gun, Saga)
Trên đây là những thông tin về những cổng trời Torii nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc, Nếu có cơ hội đến Nhật Bản hãy thử một lần ghé thăm một vài nơi đã kể trên. Torii là một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Với vẻ đẹp đơn giản mà cuốn hút, những cánh cổng Torii còn mang trong mình ý nghĩa lớn lao trong văn hoá người Nhật, cũng như ít nhiều mang tính kiến trúc, và bao gồm cả giá trị tâm linh.
Cổng Torii - Những chiếc cổng trời nổi tiếng xứ Phù Tang - Japan.net.vn