Các loại rủi ro kiểm toán có mối quan hệ với nhau như thế nào?

2024/03/22

TintứcKiểmtoán

Cùng với sự hội nhập quốc tế, những doanh nghiệp và công ty kiểm toán không ngừng gia tăng số lượng và chất lượng nhân viên kiểm tra rủi ro kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với công việc này. Vậy thì rủi ro kiểm toán là gì và tại sao nhân sự làm về kiểm tra rủi ro kiểm toán lại đang được tìm kiếm nhiều đến vậy? Tất cả sẽ được cung cấp thông tin qua bài viết sau đây. 

1. Định nghĩa rủi ro kiểm toán

Theo cách hiểu đơn giản nhất, rủi ro kiểm toán là sai sót trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Những rủi ro này đến từ những đánh giá sai lệch hoặc không phù hợp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi kiểm tra báo cáo tài chính ấy. Ví dụ, trong quá trình đánh giá báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A, kiểm toán viên không phát hiện ra bất kỳ lỗi hay sai phạm nào của doanh nghiệp này và đánh giá báo cáo trung thực, hợp lý. Trên thực tế thì báo cáo đó lại có những lỗi và sai phạm ấy không được phát hiện ra. Đó chính là rủi ro kiểm toán.

2. Bản chất của rủi ro kiểm toán

Audit Risk (RRKT) được đánh giá trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, được tiến hành lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử. Những rủi ro trong kiểm toán thường xảy ra liên quan đến những giới hạn của quản lý và chi phí kiểm toán. Bên cạnh đó thì nguyên nhân của rủi ro kiểm toán còn dựa trên những yếu tố sau:

  • Độ rộng của phạm vi của đối tượng kiểm toán: Trong quá trình chọn mẫu và đánh giá mẫu, do phạm vi đối tượng lớn nên xác suất đưa ra có thể sai lệch và việc đánh giá kết luận luôn có khả năng không đúng. 
  • Những yếu tố giới hạn: Các giới hạn về nguồn lực, chi phí, thời gian quản lý và thậm chí là giới hạn của khách hàng có thể tạo ra rủi ro kiểm toán. Đối tượng của cuộc kiểm toán không thể được bao quát hết do đó khả năng xảy ra sai sót luôn có thể phát sinh .
  • Rủi ro trong kinh doanh: Đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán thích hợp và thu thập đầy đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến ​​kiểm toán chính xác và đáng tin cậy.

3. Các loại rủi ro trong kiểm toán

3.1. Rủi ro tiềm tàng - IR

Rủi ro tiềm tàng là sự hiện diện của một sai sót trọng yếu trong các chức năng hoạt động và môi trường quản lý của công ty. Nó tồn tại độc lập dù cho việc thực hiện kiểm toán có diễn ra hay không. Nguyên nhân của rủi ro này thường là nguồn cung cấp, sự thay đổi công nghệ hoặc hoạt động cạnh tranh, điều kiện khuôn khổ xã hội, tình hình kinh tế có ổn định hay không, do điều kiện khuôn khổ chính trị và sự thay đổi của luật pháp.

3.2. Rủi ro kiểm soát - CR

Đó là một sự tồn tại quan trọng mà kiểm toán viên không nhận ra trong hệ thống kiểm soát nội bộ và ngăn chặn nguồn gốc của loại rủi ro này. Nguyên nhân do hoạt động của nhân viên quan trọng quá chậm, ít hoạt động hơn, hoặc do thay đổi kinh doanh hoạt động trong các nhiệm vụ chức năng, do các đại lý và sự phức tạp của hoạt động kinh tế.

3.3. Rủi ro phát hiện - DR

Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các thủ tục của kiểm toán viên không phát hiện ra sai sót trọng yếu. Ví dụ, kiểm toán viên cần thực hiện đếm thực tế hàng tồn kho và so sánh kết quả với hồ sơ kế toán. Công việc này được thực hiện để chứng minh sự tồn tại của hàng tồn kho. Nếu mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên về số lượng hàng tồn kho không đủ để ngoại suy cho toàn bộ hàng tồn kho, thì rủi ro phát hiện sẽ cao hơn.

4. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng và các loại rủi ro kiểm toán được thể hiện qua công thức:

AR = IR x CR x DR (1)

Trong đó:

  • AR (Audit risk): Rủi ro kiểm toán
  • IR (Inherent risk): Rủi ro tiềm tàng
  • CR (Control risk): Rủi ro kiểm soát
  • DR (Detection risk): Rủi ro phát hiện

Theo công thức (1), để giảm thiểu rủi ro kiểm toán (AR) ở mức thấp có thể chấp nhận được, thì kiểm toán viên cần giảm rủi ro tiềm tàng (IR) ở mức thấp có thể chấp nhận được. Điều này có nghĩa là, kiểm toán viên phải xem xét và đánh giá cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, như: về đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; văn hóa doanh nghiệp và kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Ngoài ra, từ công thức (1) ta suy rộng ra:

DR = AR/(IR x CR) (2)


Theo công thức (2), để giảm thiểu rủi ro phát hiện (DR), thì rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát (CR) phải ở mức cao.

Công thức (2) còn được thể hiện dưới dạng ma trận sau:

Trong ma trận trên, dòng của ma trận biểu thị rủi ro tiềm tàng (IR), cột của ma trận biểu thị rủi ro kiểm soát (CR), giao giữa dòng và cột biểu thị kết quả của rủi ro phát hiện (DR). Ví dụ, nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao và đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao thì rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá ở mức thấp nhất.

4.1. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro và thu thập bằng chứng kiểm toán

Để có thể thấy rõ những ảnh hưởng của các loại rủi ro trong kiểm toán đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên có thể dựa vào mối quan hệ được thể hiện ở sơ đồ sau:

Mối quan hệ giữa rủi ro và thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong đó:

  • D (Direct Relationship): Mối quan hệ trực tiếp/tỷ lệ thuận
  • I (Inverse Relationship): Mối quan hệ đối nghịch/tỷ lệ nghịch

Nhìn trên sơ đồ, ta thấy:

Rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Điều này có nghĩa là, khi rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức thấp thì rủi ro phát hiện sẽ ở mức thấp và ngược lại. Rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Như vậy, khi rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện ở mức thấp thì kiểm toán viên cần thu thập nhiều bằng chứng bổ sung để chứng minh ý kiến của mình. Và ngược lại, khi rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện ở mức cao, thì kiểm toán viên không cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.

Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Do đó, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao thì kiểm toán viên phải sử dụng thêm các thủ tục để thu thập thêm bằng chứng kiểm toán. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và kiểm ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp, thì kiểm toán viên không cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.


Ngoài ra, mối quan hệ này còn được thể hiện ở bảng ma trận sau:


4.2. Mối quan hệ giữa rủi ro và mức trọng yếu

Giữa mức trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mức sai sót có thể chấp nhận được tăng lên, thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống. Bởi vì, khi kiểm toán viên tăng giá trị sai sót có thể bỏ qua, thì khả năng sai sót trọng yếu có thể giảm xuống và ngược lại.

Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau; mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trường hợp này kiểm toán viên có thể: Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; Hoặc giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

Việc xác định ngưỡng trọng yếu (ngưỡng sai sót không đáng kể) trong mức trọng yếu là rất quan trọng. Việc xác định ngưỡng trọng yếu giúp kiểm toán viên loại bỏ những sai sót quá nhỏ, mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Mối quan hệ giữa rủi ro và mức trọng yếu được thể hiện qua sơ đồ sau:

Mối quan hệ giữa rủi ro, thu thập bằng chứng kiểm toán và mức trọng yếu

Trong đó:

  • D (Direct Relationship): Mối quan hệ trực tiếp/tỷ lệ thuận
  • I (Inverse Relationship): Mối quan hệ đối nghịch/tỷ lệ nghịch

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

Từ các tìm hiểu và phân tích ở trên ta có mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng như sau:

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

Trong đó:

  • BN: Nature of Client’s Business (Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng)
  • AE: Audit Experience (Kinh nghiệm của kiểm toán viên)
  • C: Culture (Văn hóa doanh nghiệp/Văn hóa)
  • DR: Detection Risk (Rủi ro phát hiện)
  • IR: Inherrent Risk (Rủi ro tiềm tàng)
  • CR: Control Risk (Rủi ro kiểm soát)
  • AR: Audit Risk (Rủi ro kiểm toán)

Như vậy, nhìn vào Mô hình cho thấy: Rủi ro tiềm tàng chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố chính là đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng – NB; kinh nghiệm của kiểm toán viên – AE và Văn hóa – C. Trong khi đó, rủi ro tiềm tàng có mối quan hệ với ba loại rủi ro, gồm: rủi ro kiểm toán – AR; rủi ro phát hiện – DR và rủi ro kiểm soát – CR./.
Bài viết được tổng hợp từ nguồn: https://kinhtevadubao.vn/de-xuat-mo-hinh-cac-nhan-to-anh-huong-den-rui-ro-tiem-tang-trong-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-3618.html


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ