Kinh nghiệm mở công ty dịch vụ kế toán mới nhất

2024/03/22

TintứcKếtoán

Dịch vụ kế toán trọn gói là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, lập báo cáo, tư vấn về kế toán và các công việc liên quan đến kế toán, kế toán thuế. Là lĩnh vực hoạt động kinh doanh có điều kiện, yêu cầu phải có giấy phép con sau khi thành lập công ty. Muốn mở công ty dịch vụ kế toán, bạn cần phải tìm hiểu thủ tục thành lập công ty và chuẩn bị những kinh nghiệm nghề nhất định.

1. Có nên mở công ty dịch vụ kế toán?

Dịch vụ kế toán hiện nay đang rất được ưa chuộng bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp mới thành lập. Bởi vậy mở cty dịch vụ kế toán được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, dịch vụ kế toán là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để quyết định có nên mở cty dịch vụ kế toán không, bạn cần tìm hiểu các điều kiện và thủ tục dưới đây.

2. Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán

Căn cứ luật kế toán 2015 muốn thành lập công ty dịch kế toán thì cần đáp ứng điều kiện sau:
  • Phải có chứng chỉ kế toán hoặc kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập người được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học và tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định
  • Công ty dịch vụ kế toán chỉ được thành lập theo các loại hình sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp doanh.
  • Khi kinh doanh dịch vụ kế toán DN không được góp vốn để thành lập DN kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập DN kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
  • Kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau: góp vốn với DN kinh doanh dịch vụ kế toán đang hoạt động tại Việt Nam, thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài, cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính Phủ.
  • Chỉ được thành lập công ty dịch vụ kế toán khi đã bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đã nêu trên đây và phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

3. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán


Căn cứ theo Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

a. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở nên

  • Có giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
  • Có tối thiểu 2 thành viên góp vốn và 5 kế toán viên hành nghề, vốn góp của các thành viên phải chiếm trên 50% vốn điều lệ
  • Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty phải là kế toán viên hành nghề
  • Đảm bảo phần vốn góp của kế toán viên hành nghề không vượt quá mức vốn pháp định theo quy định của chính phủ.

b. Đối với công ty hợp danh

  • Có giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
  • Có ít nhất 5 kế toán viên hành nghề và tối thiểu 2 thành viên hợp danh.
  • Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc người đại diện pháp luật của cty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

c. Đối với công ty tư nhân

  • Có giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
  • Có ít nhất 5 kế toán viên hành nghề trong đó phải có chủ doanh nghiệp
  • Giám đốc công ty tư nhân đồng thời là chủ doanh nghiệp

4. Kinh nghiệm thành lập công ty dịch vụ kế toán và những thủ tục chuẩn bị


Muốn thành lập công ty dịch vụ kế toán cần tìm hiểu những kinh nghiệm dưới đây:

a. Đối với người đại diện pháp luật

  • Người đại diện pháp luật là người chịu trách nhiệm với những công việc quan trọng của công ty, do vậy phải là người có đủ kinh nghiệm, năng lực.
  • Người đại diện pháp luật có thể là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hoặc có thể thuê nhân viên
  • Có thể có một hoặc nhiều người làm đại diện pháp luật và có thể thay thế sau khi thành lập công ty.

b. Kinh nghiệm chọn và đăng ký ngành nghề

  • Cần chọn ngành nghề phù hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đối với những ngành nghề không cần điều kiện thì được đi vào hoạt động kinh doanh khi được cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần có giấy phép con đảm bảo đủ điều kiện để có thể đi vào hoạt động kinh doanh

c. Kinh nghiệm lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  • Tùy vào số lượng thành viên và mong muốn của doanh nghiệp mà chọn loại hình công ty cho phù hợp, mỗi loại hình điều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

d. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn

  • Tùy vào khả năng và yêu cầu ngành nghề mà các thành viên quyết định và chuẩn bị. Những loại vốn cần chuẩn bị bao gồm: vốn điều lệ, vốn ký quỹ, vốn pháp định.

e. Kinh nghiệm đặt tên công ty

  • Tên công ty không được trùng lặp với công ty khác, nên tra cứu trước khi đặt tên
  • Tên công ty không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trịnh, đơn vị vũ trang, tổ chức xã hội để làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng cho doanh nghiệp, trừ khi có sự chấp thuận của đơn vị đó.

f. Kinh nghiệm kê khai vốn điều lệ

  • Hiện nay pháp luật không quy định mức vốn điều lệ của doanh nghiệp, tùy vào khả năng của các thành viên cũng như quy định ngành nghề mà doanh nghiệp có thể đăng ký. Tuy nhiên muốn tạo uy tín trong mắt đối tác không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp.
  • Vốn điều lệ sẽ quy định được mức lệ phí môn bài hằng năm.
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ thuế môn bài mỗi năm sẽ đóng là 3 triệu đồng
  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thuế môn bài mỗi năm sẽ đóng là 2 triệu đồng.
  • Nếu ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký yêu cầu vốn pháp định thì cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với vốn pháp định.

g. Chuẩn bị hồ sơ mở công ty dịch vụ kế toán

Hồ sơ mở công ty dịch vụ kế toán như sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao chứng thực cá nhân công chứng danh sách các thành viên, người đại diện pháp luật

h. Nộp hồ sơ và lấy kết quả

  • Sau khi chuẩn bị đày đủ hồ sơ thì nộp lên phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Sau 3 đến 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

5. Doanh nghiệp cần làm gì sau khi mở cty dịch vụ kế toán

Sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp tiến hành hoàn tất những thủ tục sau:

a. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty dịch vụ kế toán

Chủ doanh nghiệp mang giấy đăng ký kinh doanh và con dấu, cùng chứng thực cá nhân đến ngân hàng để mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Sau đó nộp lên cơ quan thuế theo quy định

b. Khắc con dấu

Con dấu cần thể hiện được tên công ty, mã số thuế của doanh nghiệp, còn hình thức và số lượng thì do doanh nghiệp quyết định.

c. Công bố thông tin công ty

Nội dung đăng ký doanh nghiệp cần được công bố lên cổng thông tin điện tử quốc gia sau khi có giấy phép kinh doanh trong vòng 30 ngày. Nếu doanh nghiệp không công bố theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 đến 2 triệu đồng.

d. Kinh nghiệm góp vốn khi mở công ty dịch vụ kế toán

Sau khi nhận được giấy phép doanh nghiệp cần tiến hành góp đủ số vốn trong vòng 90 ngày .Có thể góp vốn bằng ngoại tệ, giá trị quyền sử dụng đất, vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, các tài sản khác.

e. Đóng thuế sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thuế ban đầu và đóng các loại thuế cơ bản: thuế môn bài, thuế GTGT theo quý, thuế thu nhập doanh nghiệp.

f. Đăng ký chữ ký số điện tử và đóng thuế online

Để đăng ký thuế điện tử, nộp báo cáo, đóng thuế, ký hóa đơn điện tử, các hợp đồng điện tử,… doanh nghiệp cần phải mua ký chữ ký số.
Nguồn: https://ketoanthuduc.vn/mo-cong-ty-dich-vu-ke-toan/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ