Kiểm toán doanh nghiệp là một trong những phương pháp kiểm tra để bảo vệ tài chính hiệu quả nhất. Dịch vụ kiểm toán vì thế mà ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến trong thời đại nền kinh tế đang phát triển nhanh. Vậy thế nào là báo cáo tài chính đã qua kiểm toán?
Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính
1. Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính (viết tắt là BCTC) là công việc cần thiết khi muốn kiểm tra lại mức độ đúng đắn của báo cáo tài chính năm, được thực hiện bởi các kiểm toán viên. Quá trình được tiến hành bằng việc thu thập các thông tin và các bằng chứng kiểm toán để kiểm toán viên có thể đánh giá, và mục đích là đưa ra các ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểm toán so với các chuẩn mực hiện hành.
Báo cáo tài chính là bảng báo cáo dưới dạng biểu, có thể cung cấp thông tin về tài chính và tình hình phát triển của doanh nghiệp. Đây là tài liệu thể hiện thông tin về kinh tế của doanh nghiệp.
Mục đích kiểm toán báo cáo tài chính
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 200, Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính đã nêu rõ mục đích của kiểm toán như sau:
“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.”
Đối với doanh nghiệp, mục đích chung của việc kiểm toán báo cáo tài chính là để đem lại bức tranh tài chính tổng thể và đánh giá về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số tiền ghi trên các chu trình. Kết quả này được đưa ra dựa trên cơ sở những thông tin được cung cấp của nhà quản lý được cam kết là chính xác và có trách nhiệm về việc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
Theo hướng tổng quát, kiểm toán sẽ trực tiếp đưa ra những bằng chứng xác thực, đưa ra được mức độ trung thực của các thông tin đã thể hiện trên bảng kê khai tài chính.
BCTC thường được làm minh chứng khách quan cho bên thứ ba, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được kiểm toán và bên thứ ba. Giúp bên thứ ba có thể xác nhận cụ thể nhất về tính trung thực, hợp lý của những thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, có vai trò quyết định sự tin tưởng của họ đối với doanh nghiệp trong các dự án, hợp tác đầu tư.
Báo cáo tài chính là bảng báo cáo dưới dạng biểu, có thể cung cấp thông tin về tài chính và tình hình phát triển của doanh nghiệp. Đây là tài liệu thể hiện thông tin về kinh tế của doanh nghiệp.
1.1. Vì sao cần kiểm toán BCTC?
Báo cáo kiểm toán của báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng đối với sự khẳng định mức độ đúng sai đối với báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc kiểm toán còn có mục đích là đem đến những lợi ích thiết thực cho cho doanh nghiệp được kiểm toán BCTC. Để biết được sự quan trọng của việc kiểm toán, chúng ta hãy cùng tìm hiểu mục đích, vai trò và lợi ích của việc kiểm toán thông qua những thông tin dưới đây.Mục đích kiểm toán báo cáo tài chính
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 200, Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính đã nêu rõ mục đích của kiểm toán như sau:
“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.”
Đối với doanh nghiệp, mục đích chung của việc kiểm toán báo cáo tài chính là để đem lại bức tranh tài chính tổng thể và đánh giá về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số tiền ghi trên các chu trình. Kết quả này được đưa ra dựa trên cơ sở những thông tin được cung cấp của nhà quản lý được cam kết là chính xác và có trách nhiệm về việc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
Theo hướng tổng quát, kiểm toán sẽ trực tiếp đưa ra những bằng chứng xác thực, đưa ra được mức độ trung thực của các thông tin đã thể hiện trên bảng kê khai tài chính.
BCTC thường được làm minh chứng khách quan cho bên thứ ba, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được kiểm toán và bên thứ ba. Giúp bên thứ ba có thể xác nhận cụ thể nhất về tính trung thực, hợp lý của những thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, có vai trò quyết định sự tin tưởng của họ đối với doanh nghiệp trong các dự án, hợp tác đầu tư.
1.2. Vai trò của kiểm toán BCTC
Báo cáo tài chính là báo cáo do doanh nghiệp lập nên để thể hiện quá trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mang tính chủ quan và nội bộ. Vì vậy việc kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng lúc này. Nó có vai trò khách quan và độc lập khi đánh giá về tính đúng đắn của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đây không chỉ là tài liệu giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận chính xác nhất về tài chính. Mà kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho doanh nghiệp khẳng định được giá trị của mình đối với các đối tác và các đối tượng mà doanh nghiệp cần chứng minh như nhà đầu tư, các cổ đông, cơ quan thuế và bản thân người quản lý.– Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Thấu hiểu thực trạng doanh nghiệp, bắt đầu đưa ra được định hướng để khắc phục khuyết điểm. Song song với đó là nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai với những chiến lược sát sao và cụ thể hơn.
– Đối với ngân hàng, cổ đông: Đưa ra bức tranh toàn cảnh Giúp nhà đầu tư, cổ đông nhìn nhận được tình hình tổng thể của doanh nghiệp
- Thực trạng kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp
- Số vốn đầu tư/cho vay mượn được sử dụng như thế nào, có đem lại hiệu quả và lợi nhuận hay thua lỗ.
- Tình trạng về tài chính của doanh nghiệp như thế nào, khả năng thu hồi vốn và sinh lời tiến triển theo hướng nào?
– Đối với cơ quan thuế: Khẳng định với cơ quan thuế về các khoản đóng thuế đã chính xác và đầy đủ. Việc nắm trong tay báo cáo kiểm toán sẽ giúp doanh nghiệp tự tin trước cơ quan thuế ngay cả trước và khi cơ quan thuế kiểm tra đột xuất. Bởi vì thông qua báo cáo kiểm toán, doanh nghiệp đã tiến hành đúng đắn việc đóng thuế chính xác mà ko còn sự lo ngại.
– Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: Đưa ra kết quả cho báo cáo tài chính đã thực sự phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành hay chưa.
Vai trò cuối cùng của việc kiểm toán báo cáo tài chính là giúp gia tăng độ tin cậy của đối tượng khác đối với báo cáo tài chính được lập bởi doanh nghiệp. Việc kiểm tra báo cáo tài chính cũng đề cập đến những tồn đọng của doanh nghiệp về bộ máy kế toán nếu có sai sót trong báo cáo tài chính.
1.3. Lợi ích kiểm toán BCTC mang lại
- Định hướng và trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, các quy định của nhà nước về tài chính kế toán mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện.
- Đối với một số công ty mà nhà nước yêu cầu báo cáo kiểm toán là bắt buộc, báo cáo kiểm toán tài chính giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với cơ quan nhà nước một cách hoàn thiện.
- Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể tự nhìn nhận và dự đoán được mức độ đánh giá của bên thứ ba về doanh nghiệp của mình, Để từ đó đưa ra những kế hoạch dự trù cho mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xem lại những thông tin đang trình bày trên báo cáo tài chính đã thực sự thể hiện đúng tình hình hiện tại của công ty hay chưa, để tiến hành chỉnh sửa, tránh gây hiểu lầm cho đối tượng đọc báo cáo tài chính.
- Việc kiểm toán báo cáo tài chính sẽ nâng tầm giá trị của báo cáo tài chính. Thể hiện sự minh bạch và rõ ràng thông tin trong báo cáo tài chính, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Một báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ đem đến sự an tâm và tín nhiệm của người đọc báo cáo, của nhà đầu tư.
- Kiểm toán báo cáo tài chính giúp xác định các lỗ hổng của bộ phận tài chính kế toán nội bộ và cả công tác kinh doanh. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch kịp thời để có những điều chỉnh, khắc phục phù hợp và phát triển tốt hơn trong tương lai.
2. Đối tượng BCTC đã được kiểm toán
Theo Luật số 67/011/QH12, Báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp bắt buộc phải trải qua quá trình kiểm toán, bao gồm:- Tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
- Tổ chức tài chính, Ngân hàng, quỹ tín dụng;
- Doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Doanh nghiệp mà các tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết;
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành, kinh doanh chứng khoán;
- Doanh nghiệp niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên;
- Doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng BCTC được kiểm toán:
- Bảng cân đối tài khoản;
- Bảng báo cáo tài chính được kiểm toán;
- Bảng cân đối kế toán;
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh được kiểm toán;
- Thư báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính được kiểm toán.
3. Nguyên tắc của BCTC đã được kiểm toán
BCTC đã được kiểm toán phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, tránh vi phạm quy định của nhà nước.BCTC đã được kiểm toán phải được thông qua nguyên tắc kiểm toán. Đó là tính độc lập của đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên, sự chính trực, ngay thẳng, khách quan của kiểm toán viên.
BCTC được kiểm toán phải được thực hiện bởi đơn vị và kiểm toán viên có đầy đủ chứng chỉ và đáp ứng yêu cầu về bằng cấp theo như quy định của nhà nước.
BCTC đã được kiểm toán phải thể hiện được tính đúng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và hoàn thiện, có giá trị pháp lý.
Nội dung kiểm toán đối với BCTC
Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được kiểm toán tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt nam, các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận ở Việt Nam.
Quá trình kiểm toán BCTC được thực hiện với các nội dung:
- Tình trạng quản lý, kết quả của việc sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Việc thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý kinh tế tài chính – kế toán thống kê của Nhà nước.
Công tác kiểm toán BCTC phải làm rõ được các thông tin sau:
- BCTC được lập bởi các thông tin có dựa trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam hay không?
- BCTC có các thông tin phải phản ánh một cách trung thực, dựa trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm niên độ kế toán.
Hoạt động kiểm toán BCTC cũng sẽ góp phần đưa ra nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn vị:
- Công tác kế toán doanh nghiệp đã chuẩn xác chưa? Các ghi chép về hóa đơn và chứng từ kế toán, cách ghi sổ kế toán và công tác quản lý, lưu trữ giấy tờ của bộ phận kế toán đã đúng quy định và rõ ràng chưa?
- Cách thức và phương pháp lập Báo cáo tài chính của bộ phận kế toán và các Báo cáo quản trị, các tài liệu kế toán có liên quan đã được thực hiện như thế nào?
- Công tác hạch toán kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kết quả của nội dung cuộc kiểm toán là giai đoạn cuối mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phải gửi doanh nghiệp Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính kết thúc kỳ/năm.
Ngoài ra, nếu có thư quản lý thì khi kết thúc cuộc kiểm toán, đơn vị kiểm toán sẽ phát hành thư quản lý với những góp ý và đề xuất để giúp doanh nghiệp có thể hoàn thiện hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ.
NGUỒN: https://man.net.vn/bao-cao-tai-chinh-da-duoc-kiem-toan/