Thủ tục kiểm toán - Những điều cần biết

2024/03/25

TintứcKiểmtoán


Thủ tục kiểm toán là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kiểm toán. Ngày nay rất nhiều người quan tâm đến những thủ tục kiểm toán. Hãy cùng AGS tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây

1. Thủ tục kiểm toán là gì?

Thủ tục kiểm toán (Audit Procedures) được hiểu là một công việc cụ thể trong quá trình kiểm toán, được kiểm toán viên thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán xác định để đạt được mục tiêu kiểm toán

2. Phân loại các thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán gồm có 3 loại chính sau:

2.1.Thủ tục đánh giá rủi ro

Với chuẩn mực kiểm toán này, kiểm toán viên được yêu cầu phải thu nhập những dữ liệu liên quan đến đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường hoạt động, kể cả hoạt động kiểm soát nội bộ. Dựa vào những hiểu biết này, kiểm toán viên có thể đưa ra đánh giá về những nguy cơ sai phạm trọng yếu có trong Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán

2.2. Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát

Ngoài sự hiểu biết về các công ty, doanh nghiệp, kiến thức về kiểm soát nội bộ cũng rất quan trọng đối với các kiểm toán viên, từ đó kiểm toán viên có thể đánh giá được rủi ro cho mỗi nghiệp vụ cũng như các mục tiêu kiểm toán khác.

2.3 Thủ tục kiểm toán cơ bản

Đây là thủ tục mang ý nghĩa quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán. Thủ tục kiểm toán cơ bản được chia thành 3 nhóm:

2.3.1.Thủ tục kiểm tra đánh giá chi tiết nghiệp vụ

Kiểm tra nghiệp vụ là kiểm tra quá trình tiến hành, thực hiện công tác kiểm toán trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Để đánh giá, nhận xét và đưa ra ý kiến về bằng chứng tài chính của doanh nghiệp, tổ chức, kiểm toán viên cần phải thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán liên quan đến bằng chứng tài chính. Điều này không chỉ đảm bảo mọi việc tuân thủ theo đúng quy định mà còn nhanh chóng phát hiện kịp thời các sai sót còn tồn tại để đưa ra phương án xử lý, điều chỉnh kịp thời cho doanh nghiệp.

2.3.2. Thủ tục phân tích trong kiểm toán

Thủ tục phân tích (Analytical Procedures) là hoạt động nghiên cứu các mối liên hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính, từ đó so sánh và xác định những xu hướng hoặc dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, cuối cùng là đánh giá rủi ro và khoanh vùng những sai sót còn tồn tại. Bởi vậy, thủ tục phân tích cho phép ta đưa ra kết luận mà không cần phải kiểm tra quá nhiều mẫu.
Có thể nói, thủ tục phân tích trong kiểm toán là thủ tục có giá trị quan trọng nhằm khai thác bằng chứng kiểm toán vô cùng nhanh chóng, hiệu quả, ngoài ra còn giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý rằng thủ tục này không đưa ra bằng chứng vững chắc để đi đến kết luận về sai sót trên báo cáo tài chính mà chỉ giúp khoanh vùng, nhận diện rủi ro, và đưa ra kết luận mang tính bao quát.
Bên cạnh quá trình phân tích, việc trình bày và tổng hợp dữ liệu một cách trực quan cũng quan trọng không kém. Một nguồn dữ liệu phức tạp được trình bày khoa học, dễ hiểu giúp bạn nhanh chóng nắm được tình hình kinh doanh của công ty và đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác với hình ảnh trực quan, sinh động, giúp cho quá trình phân tích và đánh giá diễn ra dễ dàng hơn.

2.3.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

Kiểm tra chi tiết số dư là quá trình thu thập bằng chứng giúp đánh giá tính đúng đắn của số dư tài khoản, các giao dịch kế toán khác của đơn vị kinh doanh trong báo cáo tài chính của họ. Có thể nói, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng kiểm toán có mức độ tin cậy cao.

3. Đặc trưng của thủ tục kiểm toán

Thứ nhất: Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có các điểm mạnh và điểm yếu nhất định cho nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá trình sử dụng chúng để thực hiện cam kết kiểm toán.
Thứ hai: Mục đích của kiểm toán viên là xác định các thủ tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy, nhằm đạt được sự hiểu biết nhất định về các rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất.
Thứ ba: Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy từ 03 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán. Tuy nhiên, khi kiểm toán viên thực hiện những thủ tục kiểm toán sẽ phát sinh các mâu thuẫn cần được xem xét, giải quyết (chẳng hạn như chi phí kiểm toán với độ tin cậy và số lượng bằng chứng).

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ