Cách vận dụng các điều khoản Incoterms trong thực tế

2024/04/03

ThuếLuậtHảiquan

1. Hiện nay việt nam thường áp dụng những điều kiện nào của incoterms 2010?

Incoterms có nhiều điều kiện giao hàng, trong đó doanh nghiệp Việt thường lựa chọn xuất FOB, nhập CIF. Vậy hai điều kiện này có gì đặc biệt?

Điều kiện FOB

Đây là điều kiện giao hàng do người bán phải giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ định), và người mua đứng ra thuê, trả phí cho phương tiện chở hàng, mua bảo hiểm.

Do vậy, người mua sẽ phải gánh chịu hầu hết các rủi ro khi nhập khẩu hàng hóa. Đứng ở góc độ người mua hàng, nếu muốn mua được hàng với giá phải chăng họ sẽ chọn mua theo FOB dù cho trách nhiệm trong việc vận chuyển quốc tế có nặng nề hơn.

Bởi điều kiện FOB trách nhiệm của nhà nhập khẩu nhiều hơn, phải xử lý hàng hóa từ cảng xuất đến cảng nhập nên nhà nhập khẩu nước ngoài thường muốn nhập khẩu theo điều kiện FOB. Bởi họ có kinh nghiệm hơn trong làm hàng xuất khẩu cũng như khả năng giải quyết rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Trong khi đó các công ty Việt Nam thường xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô, bán thành phẩm là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, nhu cầu xoay vòng vốn nhanh, cùng với đó là năng lực trong vận chuyển hàng hóa, xử lý vấn đề rủi ro còn kém nên thường để nhà nhập khẩu có kinh nghiệm hơn về mảng này xử lý.

Ngược lại, ở điều kiện CIF thì người mua chỉ cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu, còn mọi vấn đề về bảo hiểm rủi ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán.

Theo đó, người mua sẽ tránh được tối đa những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa, và vì vậy Doanh nghiệp Việt sẽ thích nhâp CIF hơn. Trách nhiệm đi đôi với mức giá, với việc lựa chọn điều kiện CIF, nhà nhập khẩu Viêt Nam sẽ phải nhập mức giá cao hơn thông thường (vì mức giá đó bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm hàng hóa.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi nhập khẩu hàng hóa bởi khả năng vận chuyển hàng hóa , làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm.

Khi nhập CIF các doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…vì vậy, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách nước ngoài.

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn khi đàm phán lựa chọn điều kiện Incoterms. Bởi năng lực Logistics & khả năng cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam ngày càng phát triển.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn khi thực hiện giao dịch mua bán quốc tế và biết cách tính toán các chi phí phát sinh, lường trước các rủi ro có thể xảy ra và ứng phó linh hoạt với từng tình huống xấu nhất có thể khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

2. Cách viết điều kiện incoterms trong hợp đồng

Incoterms có nhiều phiên bản. Thế nên nếu muốn áp dụng các quy tắc Incoterms của các năm vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng bằng cách sử dụng các từ ngữ như Form sau:

[Điều kiện được chọn, tên địa điểm (càng chi tiết càng tốt), Incoterms 2010]

Dẫn chiếu các điều kiện Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa

Nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc Incoterms 2020 vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều này trong hợp đồng bằng cách dùng các từ ngữ như sau: “[Điều kiện được chọn, tên địa điểm/cảng, Incoterms 2020]”.

Ví dụ: “CIF, Hai Phong, Vietnam Incoterms 2020”.

Lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp

Khả năng đàm phán.

Năng lực và kinh nghiệm vận tải, bảo hiểm, thông quan XNK.

Phương thức vận tải lựa chọn.

Mức độ rủi ro trên hành trình vận chuyển.

Địa điểm giao nhận mong muốn.

Mức độ cạnh tranh của hàng hóa .

Các yếu tố chi phí.

Chính sách quốc gia.

Quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt

Cần nhớ rằng các điều khoản Incoterms không làm cho hợp đồng đầy đủ

2 bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch. Nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán

Những lưu ý khi sử dụng incoterms

Vận dụng Incoterms khi tính giá sản phẩm

3. Giá hàng hóa theo các điều kiện Incoterms 2020

Nguyên lý chung

Nghĩa vụ người bán càng cao thì giá càng cao

Quy dẫn giá FOB, CIF

CIF = C + I + F (= CFR + I)

= FOB + I + F

= FOB + r.110%CIF + F

CIF = (FOB + F)/ (1 – 110%.r)

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa (giá FOB)r: tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

Lưu ý

Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng lô hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Nguồn: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/incoterms-la-gi.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ