Điểm khác biệt của kế toán ngân hàng so với kế toán doanh nghiệp

2024/04/23

TintứcKếtoán

1. Kế toán ngân hàng và kế toán doanh nghiệp giống nhau về bản chất



Về bản chất ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nhưng kinh doanh mặt hàng đặt biệt là tiền. Cả hai đều hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kì kế toán, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua 3 thước đo: tiền tệ, hiện vật và thời gian lao động, trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu.

2. Điểm khác biệt của kế toán ngân hàng

KẾ TOÁN NGÂN HÀNGKẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Khái niệmLà một công cụ để tính toán, ghi chép bằng con số phản ánh và giám đốc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ thuộc ngành ngân hàng.Ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Đối tượng của kế toán
TÀI SẢN:

+ Tài sản lưu động: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tín phiếu, trái phiếu, chứng khoán đầu tư…

+ TSCĐ: nhà cửa, vất kiến trúc, máy móc,…từ các giao dịch hoặc sự kiện đã qua như: góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng...

NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN:

+ Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của ngân hàng phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà ngân hàng phải thanh toán từ nguồn lực của mình (tiền gửi của KBNN, của các TCTD, của khách hàng, tiền vay NHNN…)

+ Vốn CSH: là giá trị vốn của NH được tính bằng số chênh lệch giữa TS của ngân hàng trừ nợ phải trả (vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung VĐL, cổ phiếu quỹ…
TÀI SẢN:

+ Tài sản lưu động: tiềm mặt, TGNH, NVL, sản phẩm, nợ phải thu…

+ TSCĐ: nhà xưởng, máy móc thiết bị

NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN:

+ Nợ phải trả: là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh (vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, phải trả khác).

+ Vốn CSH: là nguồn vốn ban đầu do CSH DN bỏ ra để tạo nên các loại tài sản nhằm thực hiện các hoạt động SXKD, VCSH còn được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của DN (vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối…)
Đặc điểm
Phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư, đồng thời sử dụng số tiền đó để cho vay

+ Có tính giao dịch và xử lí nghiệp vụ NH

+ Có tính tập trung, thống nhất, tính cập nhật và chính xác cao

+ Số lượng chứng từ lớn và phức tạp
+ Thước đo sử dụng chủ yếu là thước đo giá trị

+ Cở sở ghi sổ sách kế toán là những chứng từ gốc hợp lệ,đảm bảo thông tin chính xác và cơ sơ hợp lý

+ Thông tin số liệu được thể hiện qua hệ thống biểu mẫu báo cáo theo quy định (BCTC, BCQT)
Nhiệm vụ
+ Tổ chức tốt công việc giao dịch với khách hàng

+ Ghi chép kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ tài chính phát sinh của đơn vị mình

+ Giám sát chặt chẽ các khoản tài chính thu chi , quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và của xã hội

+ Cung cấp thông tin cho NHTW và các cơ quan quản lý nhà nước khác
+ Tính toán, phản ánh chính xác số liệu thực tế phát sinh trên các tài khoản hạch toán liên quan

+ Phản ánh tình hình chi phí, thu nhập, xác định tình hình lãi lỗ trong kì kế toán của DN

+ Cung cấp thông tin kế toán giúp cho việc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp
Doanh thu
+ Doanh thu từ hoạt động SXKD thông thường: từ hoạt động tín dụng, lãi tiền gửi, dịch vụ, lãi góp vốn, từ HĐKD ngoại hối và vàng, mua cổ phần, chênh lệch tỷ giá…

+ Thu nhập khác: nhượng bán và thanh lí TSCĐ, các khoản vốn đã được xử lí bằng dự phòng rủi ro, kinh phí quản lí đối với các DN thành viên độc lập
+ Doanh thu từ hoạt động SXKD thông thường: bán sản phẩm, HH, cung cấp dịch vụ cho KH

+ Doanh thu tài chính: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia.

+ Thu nhập khác: thu từ thanh lí và nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt…
Chi phí
+ Chi phí hoạt động KD: chí phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi HĐKD ngoại hối và vàng, chi mua bán cổ phiếu trái phiếu…

+ Chi phí khác: Chi nhượng bán, thanh lí TSCĐ, CP thu hồi nợ quá hạn khó đòi..
+ Chi phí hoạt động SXKD: giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí tài chính: cho vay, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính…
Chứng từ sử dụng
+ Theo chế độ Kế toán: chứng từ bắt buộc, chứng từ hướng dẫn

+ Theo địa điểm lập: chứng từ nội bộ, chứng từ bên ngoài

+ Theo mức độ tổng hợp: chứng từ đơn nhất, chứng từ tổng hợp

+ Theo nội dung và mục đích sử dụng: chứng từ tiền mặt, chứng từ chuyển khoản

+ Theo trình độ chuyên môn kĩ thuât: chứng từ giấy, chứng từ điện tử

+ Theo công dụng và trình tự ghi sổ: chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, chứng từ liên hợp
+ Chứng từ bắt buộc: liên quan đến thu tiền, chi tiền ( phiếu thu, phiếu chi) và liên quan đến việc tính thuế (hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng…)

+ Chứng từ hướng dẫn: hợp đồng lao động, thư chào hàng..

 

https://ketoanducminh.edu.vn/tin-tuc/77/3999/Bang-so-sanh-ke-toan-ngan-hang-va-ke-toan-doanh-nghiep-%E2%80%93-Ke-toan-Duc-Minh.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ