Chi phí sản xuất chung

2024/05/16

TintứcKếtoán

1. Chi phí sản xuất chung là gì?


Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,… phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công (theo điều 87 thông tư Số 200/2014/TT-BTC).
Chi phí SXC là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Đây là nhóm chi phí khá phức tạp vì bao gồm nhiều khoản khác nhau. Ngoài ra, kế toán còn phải tiến hành theo dõi, phân bổ chi phí sản xuất chung cho riêng từng loại sản phẩm để tính giá thành. Tuy nhiên, hiện nay công việc phức tạp này đã được hỗ trợ tự động bởi phần mềm kế toán. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCD phục vụ cho sản xuất.
+ Chi phí vật liệu dùng chung, công cụ dụng cụ sản xuất.
+ Các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác có liên quan trực tiếp đên phân xưởng.

2. Kế toán tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung

Chi phí SXC được tập hợp vào đầu tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

a/ Phân loại và phân bổ chi phí sản xuất chung

Phân loại: Chi phí SXC cố định và Chi phí SXC biến đổi
- Chi phí sản xuất chung cố định: chi phí gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí khấu hao… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…
-Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

b/ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627

– Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
– Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,…
– Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
– Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
– Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp).
– Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như chi phí tiếp khách, công chứng….

3. Một số cách giảm chi phí sản xuất chung tăng lợi nhuận của công ty

- Kế toán cần theo dõi chi tiết chi phí SXC theo từng nội dung phát sinh, có thể chi tiết đến từng mã hợp đồng, dự án, sản phẩm;…
- Phân tích, đánh giá thường xuyên chi phí SXC, so sánh chi phí giữa các kỳ xem có gì bất thường không: Các khoản chi phí mới phát sinh; các khoản chi phí định kỳ phát sinh có sự thay đổi tăng, giảm hay không và nguyên nhân thay đổi là gì; tìm biện pháp điều chỉnh kịp thời, giảm thiểu loại bỏ chi phí không hợp lý, nhất là các chi phí vượt định mức.
- Tăng năng suất lao động, giảm mức hao phí lao động cần thiết cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Công ty cần nghiên cứu tổ chức quá trình thi công một cách khoa học, sắp xếp công việc hợp lý, bố trí lao động hợp lý, quản lý chặt chẽ lao động.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, xem xét sử dụng máy móc thay thế lao động thủ công, tự động hóa; đổi mới kỹ thuật, công nghệ; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, sản xuất…: nâng cao năng suất máy, tiết kiệm nguyên vật liệu cho máy, tối ưu và tận dụng máy móc, đảm bảo công suất thiết kế, thường xuyên bảo dưỡng bảo trì đảm bảo chất lượng máy móc, kéo dài tuổi thọ máy móc.
- Công ty cần có quy chế cụ thể cho các khoản chi phí SXC với các quy định cụ thể về mức chi, điều kiện chi, yêu cầu về hồ sơ chứng từ hợp lý của khoản chi.
- Lên kế hoạch chi phí và theo sát kế hoạch đã lên, điều chỉnh kịp thời khi có bất thường. Tăng cường kiểm tra giám sát tài chính.
Nguồn: https://amis.misa.vn/29938/chi-phi-san-xuat-chung/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ