Khái niệm
Giá trị thuần thực hiện được trong tiếng Anh là Net Realizable Value, viết
tắt: NRV.
Giá trị thuần thực hiện được (NRV) là giá trị có thể nhận được khi bán tài sản
trừ chi phí ước tính hợp lí liên quan đến việc bán hoặc xử lý tài sản.
NRV là một phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá giá trị tài sản cho
nghiệp vụ kế toán hàng tồn kho. Phương pháp này được sử dụng trong cả Nguyên
tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS).
Hai trong số các tài sản lớn nhất mà một công ty có thể liệt kê trên bảng cân
đối kế toán là các khoản phải thu và hàng tồn kho. NRV được sử dụng để định
giá cả hai loại tài sản này.
Ví dụ về ứng dụng của giá trị thuần có thể thực hiện được
1. Các khoản phải thu
Số dư tài khoản các khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền mặt khi khách
hàng thanh toán hóa đơn chưa thanh toán của họ, nhưng số dư phải được điều
chỉnh xuống đối với những khách hàng không thực hiện việc thanh toán. NRV
cho các khoản phải thu được tính bằng số dư khoản phải thu đầy đủ trừ đi
khoản trích lập cách khoản dự phòng phải thu khó đòi.
2. Hàng tồn kho
Các quy tắc GAAP trước đây yêu cầu kế toán phải lựa chọn mức giá thấp hơn
giữa giá vốn và giá thị trường (lower of cost or market - LCM) để định giá
hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán.
Nếu giá thị trường của hàng tồn kho giảm xuống dưới mức giá gốc, nguyên tắc
thận trọng bắt buộc kế toán phải sử dụng giá thị trường để định giá hàng tồn
kho. Giá thị trường được xác định thấp hơn chi phí thay thế và NRV.
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) - một tổ chức độc lập có vai trò
xây dựng các tiêu chuẩn GAAP, gần đây đã ban hành một bộ tiêu chuẩn cập nhật
để thay đổi các yêu cầu kế toán hàng tồn kho cho các công ty.
Trong đó, họ không được sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) hoặc
phương pháp tính theo giá bán lẻ. Các công ty hiện phải sử dụng phương pháp
chi phí thấp hơn hoặc NRV để phù hợp với các qui tắc IFRS.
Khi một công ty mua hàng, họ có thể phải chịu thêm chi phí để lưu trữ và vận
chuyển hàng tồn kho. Chi phí này được trừ vào giá bán để tính NRV. Ví dụ,
một nhà bán lẻ mua một lượng lớn đồ nội thất đắt tiền để kinh doanh, và công
ty phải xây dựng một khu trưng bày và thuê một nhà thầu để vận chuyển đồ đạc
đến nhà của người mua.
3. Kế toán chi phí
NRV cũng được sử dụng để tính chi phí khi các sản phẩm được sản xuất cùng
nhau trong một hệ thống chi phí chung cho đến khi các sản được sản xuất
riêng biệt. NRV được sử dụng để phân bổ chi phí chung trước đó cho từng sản
phẩm. Điều này cho phép các nhà quản lý tính toán tổng chi phí và chỉ định
giá bán cho từng sản phẩm.
Nguồn: https://vietnambiz.vn/gia-tri-thuan-co-the-thuc-hien-duoc-net-realizable-value-nrv-la-gi-20200514192131705.htm