Lĩnh vực kiểm toán có ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ ở khía cạnh đối tượng là công ty được kiểm toán mà nó còn là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo quyết toán năm còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức đối với cơ quan nhà nước. Ngành kiểm toán luôn đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp cao và tận tâm. Đây không chỉ là đặc thù riêng của mỗi ngành kiểm toán mà là đặc thù của tất cả các ngành. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển ngành kế toán, kiểm toán.
1. Kiểm toán là gì
Về cơ bản, nếu như công việc kế toán là việc cung cấp thông tin về tài chính
của một tổ chức kinh tế thông qua các công cụ là báo cáo tài chính thì công
việc của một kiểm toán viên sẽ là kiểm tra và xác minh tính trung thực của
những báo cáo tài chính đó. Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và
đánh giá tất cả các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính được
cung cấp bởi kế toán viên nhằm xác minh tính chính xác và lập báo cáo về mức
độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực chung đã được công nhận.
Với đặc thù công việc như vậy, ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn tới
nhiều đối tượng, không chỉ đối với công ty được kiểm tra mà còn cả những nhà
đầu tư có quan tâm tới tình hình tài chính của công ty đó. Những báo cáo của
kiểm toán viên là căn cứ đáng tin cậy nhất cho các nhà đầu tư bên ngoài và là
cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và ng
hĩa vụ của một tổ chức với cơ quan nhà nước.
hĩa vụ của một tổ chức với cơ quan nhà nước.
2. Phân loại kiểm toán
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia kiểm toán thành nhiều
loại hình khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán
độc lập và Kiểm toán nội bộ.
- Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp số liệu kế toán các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do nhà nước cấp.
- Kiểm toán độc lập: là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Để trở thành một kiểm toán viên độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có các yêu cầu nhất định. Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), phải đăng ký hành nghề tại Bộ tài chính, không có tiền án, tiền sự và đảm bảo được tính độc lập.
- Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vai trò của kiểm toán viên nội là giám sát việc thực hiện các hoạt động trong đơn vị nhằm phát hiện các sai sót, gian lận; giúp tư vấn cho các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động.
3. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành kiểm toán thế giới
- Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.
- Khi xã hội phát triển xuất hiện của cải dư thừa, hoạt động kế toán ngày càng được mở rộng và ngày một phức tạp thì việc kiểm tra, kiểm soát về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn chú trọng hơn trước nhằm đảm bảo số liệu trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
- Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập trung tư bản đã làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày càng mở rộng. Sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng xa, đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới.
- Phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến tuân thủ quy định của pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm toán hoạt động bắt đầu được hình thành và phát triển, nhưng hiện nay đã trở thành lĩnh vực trung tâm của kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.
- Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống. Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải được chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặt ra.
- Tại Hoa Kỳ sau khủng hoảng về tài chính vào những năm 1929, đến năm 1934 Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã xây dựng và ban hành quy chế về kiểm toán viên bên ngoài. Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tài khoản của các công ty. Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm toán nội bộ.
- Năm 1942 Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978.
4. Lịch sử hình thành và phát triển ngành kiểm toán Việt Nam
Nếu như thuật ngữ kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp kiểm toán đã được biết
đến và phát triển từ lâu trên thế giới thì tại Việt Nam kiểm toán mới được
chấp nhận từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang
nền kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước. Trong cơ chế quản lý kinh
tế mới, Nhà nước lãnh đạo và quản lý nền kinh tế không phải bằng biện pháp
hành chính mà bằng pháp luật, bằng biện pháp kinh tế, bằng đòn bẩy và công cụ
kinh tế. Kinh tế thị trường cũng đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính
phải diễn ra một cách bình đẳng, công khai, minh bạch. Hoạt động kiểm toán
hình thành và phát triển trở thành một nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh
doanh và nâng cao chất lượng quản lý tài chính. Thừa hưởng được những thành
quả trong sự phát triển của ngành nghề kiểm toán trên thế giới, ngay từ những
ngày đầu, cả ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước và
Kiểm toán nội bộ đều được chú ý hình thành và phát triển ở Việt Nam.
Kiểm toán độc lập
Ngày 13/5/1991, Bộ Tài chính đã ký quyết định thành lập hai công t y Kiểm toán
đầu tiên: Công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO (nay là công ty 6 Deloitte Việt
Nam) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Việt Nam –AASC
(nay là công ty TNHH Tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán). Số lượng nhân
viên ban đầu chỉ khoảng 15 người và hầu như chưa có chứng chỉ kiểm toán viên
là chứng chỉ hành nghề phải có theo quy định. Hoạt động kiểm toán độc lập cũng
lần đầu tiên được luật hóa bằng việc Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền
kinh tế quốc dân được ban hành kèm NĐ 07/CP ngày 29/1/1994. Trải qua hơn 16
năm phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta đã có sự phát triển mạnh
mẽ cả mặt lượng và chất. Nhận thức về vai trò của kiểm toán độc lập và vị thế
của kiểm toán ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004
về Kiểm toán độc lập (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 133/2005/NĐ-CP
ngày 31/10/2005) đã tạo một “luồng gió mới”, đẩy nhanh quá trình phát triển
của ngành kiểm toán Việt Nam. Theo thống kê, đến năm 2006, Bộ Tài chính đã
công nhận và cấp chứng chỉ kiểm toán viên cho 1.234 người. Trong số này, có
120 người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế, chiếm 10% tổng số kiểm toán
viên cả nước, 868 người đang làm việc tại các công ty kiểm toán, cung cấp 20
loại hình nghiệp vụ chuyên môn. Đến nay, cả nước đã có khoảng 105 công ty kiểm
toán, trong đó có 6 công ty nhà nước, 66 công ty trách nhiệm hữu hạn, 4 công
ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 12 công ty cổ phần và 17 công ty hợp danh. Hiện
11 công ty được các hãng kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên.
Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được chính thức thành lập bằng việc Chính phủ ban hành Nghị
định số 70/CP ngày 11/07/1994. Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa IX
thông qua ngày 20/3/1996 cũng quy định: “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc
Chính phủ, thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các
số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà 7 nước, các đơn vị có
nhiệm vụ thu, chi Ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ”. Trong xu
thế phát triển và hội nhập của đất nước ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu đổi mới
quản lý kinh tế - xã hội đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước phải có những
thay đổi nhằm thích ứng được nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể. Kiểm toán
Nhà nước cũng không ngoại lệ trong quy luật đổi mới tất yếu này. Vì vậy, ngày
20 tháng 4 năm 2005, Luật Kiểm toán Nhà nước được thông qua tại kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa IX (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006) đã đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trong việc xác lập địa vị pháp lý và định hướng phát triển,
thúc đẩy hoạt động của kiểm toán Nhà nước lên một tầm cao mới. Theo quy định
của Luật Kiểm toán Nhà nước, vị trí pháp lý của Kiểm toán Nhà nước là cơ quan
chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập.
Ngoài ra, phần lớn các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện
để Kiểm toán Nhà nước bảo đảm hoạt động đều được xác lập ở mức độ và yêu cầu
cao hơn những quy định trước đây rất nhiều. Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện
Luật Kiểm toán Nhà nước, trong đó Kiểm toán nhà nước đã triển khai thực hiện
98 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, đồng thời triển khai bổ sung một số cuộc kiểm
toán phát sinh theo các thỏa thuận quốc tế theo đề nghị của một số đại sứ quán
nước ngoài và của Bộ Tài chính. Kiểm toán nhà nước cũng tiến hành kiểm tra
việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2005 tại 24 tỉnh, thành phố, bộ, ngành,
13 tổng công ty và 6 dự án, chương trình mục tiêu quốc gia với số đơn vị trực
thuộc là 339 đầu mối. Theo kết quả tổng hợp đến hết tháng 12/2006, qua hoạt
động kiểm toán đã phát hiện, xử lý về tài chính tổng số tiền hơn 11 nghìn tỷ
đồng, trong đó, kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi và xử lý tài chính khác gần
bảy nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý các khoản nợ đọng Ngân sách nhà nước (thu
tiền sử dụng đất, thuế) tăng thêm hơn bốn nghìn tỷ đồng. Tính riêng 59 báo cáo
kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu
Ngân sách nhà nước, ghi thu, ghi chi, đưa vào quản lý qua ngân sách 5.027 tỷ
đồng, vượt xa so với hơn 4.000 tỷ đồng của toàn bộ báo cáo kiểm toán năm 2005.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán,
việc công khai báo cáo kết quả kiểm toán Nhà nước hàng năm đã góp phần khẳng
định vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc minh bạch hóa nền tài chính
quốc gia.
Kiểm toán nội bộ
Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10 năm thì cho đến nay
khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý. Hiện nay khung
pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh nghiệp (cũ và
mới). Các doanh nghiệp nhà nước có thêm quy định, hướng dẫn về kiểm toán nội
bộ thông qua Quy chế kiểm toán nội bộ số 832 (28/10/1997).
Trên đây là nội dung bài viết về “Sự ra đời
và phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam”. Bài viết trên là những thông tin
cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời
gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ
động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải
quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nguồn: https://accgroup.vn/su-phat-trien-cua-nganh-kiem-toan