IAS 16: Đất đai, nhà xưởng và thiết bị (Property, Plant and Equipment)
Theo blog trước ta biết được rằng để được gọi là tài sản cố định hữu hình (Tangible non-current assets) thì nó phải có 2 yếu tố chính là:
- Được kiểm soát bởi doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp như sản xuất, cung cấp sản phẩm hoặc cho thuê hoặc là phục vụ cho công việc quản lý.
- Thời gian sử dụng nhiều hơn 1 kỳ kế toán.
Bên cạnh đó để được ghi nhận là "Tài sản" trên báo cáo tài chính thì nó cũng phải thỏa mãn cả 2 điều kiện là:
- Có thể thu được lợi ích kinh tế.
- Chi phí của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy.
5. Ghi nhận ban đầu (Initial Measurement)
Nguyên giá của PPE được ghi nhận bao gồm tất cả chi phí cần thiết để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Các chi phí cần thiết bao gồm các khoản dưới đây:- Giá mua trên hóa đơn (sau khi trừ đi chiếu khấu thương mại và các khoản giảm giá)
- Chi phí chuẩn bị địa điểm
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí lắp đặt
- Chi phí thuê chuyên gia
- Chi phí chạy thử sau khi trừ tiền thu được từ việc bán sản phẩm tạo ra khi chạy thử
- Chi phí nhân viên phát sinh trực tiếp
- Chi phí ước tính cho việc tháo dỡ tài sản và phục hồi địa điểm về nguyên trạng (dismantling and removing costs)
- Hao hụt vượt định mức (hỏng hóc, mất…) trong quá trình hình thành và nâng cấp tài sản
- Chi phí quản lý và chi phí sản xuất chung
- Chi phí lắp đặt và chi phí trước vận hành
- Chi phí vận hành ban đầu trước khi tài sản đạt tới hiệu suất yêu cầu
- Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng tài sản
- Hợp đồng bảo dưỡng đã trả cho tài sản
6. Ghi nhận tiếp theo (Subsequently Measurement)
Trong các kỳ kế toán tiếp theo, giá trị trên sổ sách (CV) của PPE sẽ được ghi nhận theo 2 phương pháp, doanh nghiệp có quyền được chọn 1 trong 2 để tiến hành ghi nhận tài sản sau ban đầu:- Phương pháp nguyên giá (Cost model):
- Phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluation model):
7. Kế toán khấu hao tài sản (Depreciation Accounting)
a. Các khái niệmKhấu hao (Depreciation) là phần phân bổ giá trị hao mòn của tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích.
Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life) là thời gian mà tài sản dài hạn phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh.Giá trị còn lại (Residual value) là giá trị chênh lệch mà doanh nghiệp kỳ vọng thu được từ một tài sản vào cuối thời gian sử dụng hữu ích, sau khi trừ đi các chi phí kỳ vọng của việc thanh lý tài sản đó.
b. Cách ghi nhận khấu hao tài sản dài hạn
Khấu hao của tài sản trong kỳ được tính vào lãi hoặc lỗ của kỳ kế toán một cách trực tiếp hoặn gián tiếp với bút toán ghi nhận:
Dr Depreciation expense (Chi phí khấu hao)Cr Accumulated depreciation/Allowance for depreciation (Khấu hao lũy kế)
c. Các phương pháp tính khấu hao
Có 3 phương pháp tính khấu hao phổ biến: Khấu hao đường thẳng, Khấu hao theo số dư giảm dần và Khấu hao tổng các chữ số.
Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method)
Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng kỳ kế toán không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ
Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng: (Cost - Residual value)/ Useful life
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method)Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method)
Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng kỳ kế toán không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ
Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng: (Cost - Residual value)/ Useful life
Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm được tính theo tỷ lệ phần trăm cố định của giá trị trên sổ sách của tài sản
Giá trị khấu hao hằng năm được tính bằng: r x c/n
Trong đó:Giá trị khấu hao hằng năm được tính bằng: r x c/n
n: Số năm sử dụng hữu ích (Useful life)
r: Giá trị còn lại (Giá trị còn lại sau khi trừ đi chi phí khấu hao năm trước)
c: Nguyên giá (Cost)
Phương pháp khấu hao tổng các chữ số (Sums of digits)
Phương pháp trích khấu hao này tạo ra mức khấu hao ở các năm đầu sử dụng lớn và giảm dần ở các năm tiếp theo.
Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng: (Cost - Residual value) x y/d
Phương pháp trích khấu hao này tạo ra mức khấu hao ở các năm đầu sử dụng lớn và giảm dần ở các năm tiếp theo.
Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng: (Cost - Residual value) x y/d
Trong đó:
y: Số năm sử dụng hữu ích còn lại
y: Số năm sử dụng hữu ích còn lại
d: Tổng các chữ số của các năm sử dụng = n x (n+1)/2
8. Đánh giá lại giá trị PPE (PPE Revaluation)
Theo phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluatuon model), việc đánh giá lại tài sản phải được tiến hành thường xuyên, nhằm để giá trị ghi sổ (carrying amount) của một tài sản không khác biệt một cách trọng yếu so với giá trị hợp lý (fair value) trên Bảng cân đối kế toán.Nguyên tắc chung:
- Khi một tài sản được đánh giá lại giá trị, các tài sản cùng loại trong PPE cũng phải được đánh giá lại
- Việc đánh giá lại tài sản phải được dựa trên giá trị hợp lý – dựa trên giá trị thay thế hoặc chỉ số định giá chuyên nghiệp
- Khi có một tài sản được đánh giá lại, phải thường xuyên cập nhật việc đánh giá lại này để đảm bảo rằng giá trị trên sổ sách (carrying value) xấp xỉ giá trị hợp lý (fair value) tại ngày lập Báo cáo Tài chính.
- Đánh giá lại tăng giá trị (Upward Revaluation)
- Đánh giá lại giảm giá trị (Downward Revaluation)
9. Thanh lý Tài sản dài hạn (Non-current assets disposal)
Trong doanh nghiệp, tài sản dài hạn được thanh lý khi hết thời gian sử dụng hữu ích, hoặc cần phải được thay thế để mua tài sản mới có hiệu quả cao hơn. Khi thanh lý, doanh nghiệp sẽ phát sinh khoản lãi hoặc lỗ tùy thuộc vào giá trị thu hồi được và giá trị trên sổ sách của tài sản đó:- Giá trị thu hồi được > Giá trị trên sổ sách (NBV): Doanh nghiệp có lãi
- Giá trị thu hồi được < Giá trị trên sổ sách (NBV): Doanh nghiệp chịu lỗ
Lợi nhuận thu được từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trên Báo cáo Thu nhập (Income Statement) trong phần Thu nhập khác.
Lỗ từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trong phần Chi phí trên Báo cáo Thu nhập (Income Statement).
Lỗ từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trong phần Chi phí trên Báo cáo Thu nhập (Income Statement).
Tái bút
Vì nội dung bài blog này cũng đã khá dài và còn nhiều vấn đề ta chưa thực sự giải quyết hết ở chuẩn mực này, mình sẽ hẹn các bạn ở blog part 3 để ta tiếp tục về chủ đề IAS 16 và sẽ có ví dụ minh họa cho mọi người dễ theo dõi.
Nguồn: https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/lesson-7