Tài sản trong chuẩn mực kế toán quốc tế (Part 1)

2024/05/13

TintứcIFRS

Trong doanh nghiệp, tài sản dài hạn (non-current assets) là những tài sản có vốn đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản dài hạn bao gồm 3 loại chính là tài sản cố định hữu hình (Tangible non-current assets), tài sản cố định vô hình (Intangible non-current assets) và các tài sản dài hạn khác (Other non-current assets).
Trong series về chủ đề này, ta sẽ lần lượt đi qua cả 3 loại chính và nêu ra các điểm chính của các chuẩn mực của mỗi loại. Để bắt đầu thì nay chúng ta sẽ tập trung vào tài sản Đất đai, Nhà xưởng, Thiết bị thuộc loại tài sản cố định dài hạn (Tangible non-current assets); chúng ta sẽ đi qua cách hạch toán khấu hao, đánh giá lại và thanh lý tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

IAS 16: Đất đai, nhà xưởng và thiết bị (Property, Plant and Equipment)

1. Chi phí vốn hóa (Capital Expenditure) và chi phí hoạt động (Operating Expenditure)

Chi phí vốn hóa (Capital expenditure/CAPEX): Là chi phí mua sắm hoặc nâng cấp hiệu suất tài sản vì lẽ đó chúng phải được ghi nhận vào nguyên giá của tài sản trên báo cáo tài chính.
Chi phí hoạt động (Operating expenditure/OPEX): Là các chi phí thông thường nhằm mục đích thương mại hoặc duy trì hoạt động của doanh nghiệp vì lẽ đó chúng phải được ghi nhận là chi phí trên báo cáo tài chính.

2. Định nghĩa

Theo IAS 16, Đất đai, nhà xưởng và thiết bị là tài sản hữu hình (tangible assets) đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn:
  • Được kiểm soát bởi doanh nghiệp, phục vụ cho sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ, để cho thuê hoặc phục vụ cho công việc quản lý.
  • Ước tính thời gian sử dụng nhiều hơn 1 kỳ kế toán.
Lưu ý: PPE không bao gồm bất động sản cho thuê và bất động sản nắm giữ chờ tăng giá
PPE có thể được hình thành từ việc mua từ người bán, xây dựng nội bộ hoặc qua trao đổi. PPE còn được gọi là tài sản cố định (fixed assets) trong doanh nghiệp, và được trình bày trong mục Tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

3. Các thuật ngữ liên quan

Nguyên giá (Cost): Giá trị tiền và các khoảng tương đương tiền đã trả để có được tài sản thông qua việc mua hoặc xây dựng
Giá trị hợp lý (Fair value - FV): Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá
Giá trị trên sổ sách (Carrying amount - Net Book Value): Giá trị của tài sản được ghi nhận sau khi trừ tất cả các khoản khấu hao lũy kế và suy giảm giá trị.
Giá trị có thể thu hồi được (Recoverable amount): Giá trị mà doanh nghiệp ước tính thu hồi được từ việc sử dụng trong tương lai của tài sản, bao gồm thanh lý phần còn lại của tài sản (Ta sẽ tìm hiểu kỹ ở IAS 36)
Giá trị sử dụng (Value in use): Giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai ước tính tăng thêm từ việc tiếp tục sử dụng của tài sản và từ giá trị thanh lý cuối đời phục vụ của nó (Ta sẽ tìm hiểu kỹ ở IAS 36)

4. Tiêu chuẩn ghi nhận PPE

Kế toán ghi nhận PPE nếu tài sản đó thỏa mãn:
  • Có thể thu được lợi ích kinh tế
  • Chi phí của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy
Ngoài ra, tài sản cũng phải thỏa mãn các yêu cầu cụ thể về mức giá trị do doanh nghiệp quy định.

Tái bút

Do các nội dung tiếp theo của chuẩn mực rất dài và phức tạp vì thế mình xin phép sẽ hẹn các bạn phần tiếp theo để trình bày rõ hơn về chuẩn mực này.
Nguồn: https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/lesson-7


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ