Các loại tỷ giá hối đoái trong kế toán doanh nghiệp

2024/05/20

TintứcKếtoán

Tỷ giá hối đoái là gì?

Hiện nay không có quy định pháp luật nào giải thích về thuật ngữ "tỷ giá hối đoái", tuy nhiên theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 179/2012/TT-BTC (hết hiệu lực từ ngày 10/12/2012) giải thích về tỷ giá hối đoái như sau:
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
  • 1. “Ngoại tệ” là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp.
  • 2. “Nghiệp vụ ngoại tệ” là các nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ và để tính giá.
  • 3. “Tỷ giá hối đoái” là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ (sau đây gọi tắt là tỷ giá).
  • Đồng thời, theo từ điển luật học thì tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
Theo đó, có thể hiểu tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị 02 đơn vị tiền tệ khi trao đổi và ở đây là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.

Cơ quan nào công bố tỷ giá hối đoái?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam như sau:
  • 14. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:
    • a) Quản lý hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;
    • b) Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;
    • c) Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;
    • d) Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
    • đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
    • e) Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật;
    • g) Quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
    • Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
    • h) Quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc công bố tỷ giá đối hoái thuộc nhiêm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

Các loại tỷ giá hối đoái và các trường hợp phát sinh chệnh lệch tỷ giá hối đoái?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
  • - Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
  • - Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
  • - Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
1.2. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:
  • - Tỷ giá giao dịch thực tế;
  • - Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó, tỷ giá hối đoái trong kế toán doanh nghiệp chủ yếu phát sinh trong các trường hợp sau:
  • - Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
  • - Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
  • - Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Ngoài ra, các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán doanh nghiệp là:
  • - Tỷ giá giao dịch thực tế;
  • - Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839DBC5-hd-ty-gia-hoi-doai-la-gi-co-quan-nao-cong-bo-ty-gia-hoi-doai.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ