Cách đưa chi phí xây dựng cơ bản đưa vào tài sản cố định

2024/06/07

TintứcKiểmtoán

Công ty bạn có xây dựng một tòa nhà văn phòng, một nhà xưởng …. và sau khi hoàn thiện thì các bạn tiến hành hạch toán như thế nào hãy cùng tìm hiểu nhé? Cần những chứng từ nào để đưa từ chi phí xây dựng cơ bản về tài sản cố định? Những vấn đề cần lưu ý khi tập hợp chi phí xây dựng cơ bản …. Bài viết này sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé

1. Tài khoản 241 Xây dựng cơ bản dở dang

  • Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB. (Bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình). Và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ.
  • Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm. Thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

2. Kết cấu của tài khoản 241

Bên Nợ

  • Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);
  • Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ.
  • Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (Trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng).
  • Chi phí đầu tư XDCB bất động sản đầu tư.
  • Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư.

Bên Có

  • Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;
  • Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
  • Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;
  • Giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư XDCB đã hoàn thành;
  • Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư vào các tài khoản có liên quan.

Số dư bên Nợ

  • Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dỡ dang;
  • Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt;
  • Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dỡ dang.

3. Tài sản cố định tự xây dựng có phải lập hóa đơn nghiệm thu 

“Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.”
Kết luận
Nếu công ty bạn tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định thì khi nghiệm thu, bàn giao không cần phải lập hóa đơn.
Nếu công ty thuê 1 đơn vị sản xuất, xây dựng TSCĐ thì khi nghiệm thu, bàn giao thì phải xuất hóa đơn.
Thời điểm lập hóa đơn trong xây dựng – Cách đưa chi phí xây dựng cơ bản đưa vào tài sản cố định
Quy định về thuế TNDN:
“Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
  • Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
    • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
    •  Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
    •  Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.

KẾT LUẬN LẠI

  • Nếu Doanh Nghiệp bạn có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên DN (nếu đất thuộc quyền sở hữu của DN)
  • Hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa DN với đơn vị, cá nhân có đất (nếu đất đi thuê hoặc đi mượn).
  • Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao.
  • Hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của DN.
  • Nếu DN bạn tự xây dựng thì cần biên bản nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình.

4. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định


“Theo điều 4 Thông tư Số: 45/2013/TT-BTC:
c) Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
d) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:
  • Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.
  • Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
  • Cách hạch toán tài sản cố định doanh nghiệp tự xây dựng, sản xuất
  • Trong quá trình xây dựng các bạn tập hợp chi phí:
Nợ TK – 241: Xây dựng cơ bản.
Nợ TK – 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK – 111, 112, 152, 153, 331 …
Khi hoàn thành, có biên bản nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giá trị
Nợ TK – 211: TSCĐ hữu hình.
Có TK – 241.
Nguồn: https://caf-global.com/cach-dua-chi-phi-xay-dung-co-ban-dua-vao-tai-san-co-dinh/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ