Cách xác định lỗ và chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp? Hãy cùng AGS tìm
hiểu nhé!
1. Cách xác định lỗ thuế TNDN
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là khoản chênh lệch âm về thu nhập tính
thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được chuyển theo quy định.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế (nếu có) – Các khoản lỗ được kết chuyển (nếu có)
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu + Thu nhập khác – Chi phí được trừ
- Đối với doanh nghiệp có thu nhập miễn thuế:
- Nếu thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế > 0, doanh nghiệp có lãi.
- Nếu thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế < 0, doanh nghiệp bị lỗ.
- Trên tờ khai QTT TNDN mẫu 03/TNDN:
- Nếu [C1] – [C2] < 0, doanh nghiệp bị lỗ.
- Nếu [C1] – [C2] = 0, doanh nghiệp không lãi, không lỗ.
- Nếu [C1] – [C2] > 0, doanh nghiệp có lãi.
- Đối với doanh nghiệp không có thu nhập miễn thuế:
- Nếu thu nhập chịu thuế > 0, tức là (Doanh thu + Thu nhập khác) > Chi phí được trừ, doanh nghiệp có lãi.
- Nếu thu nhập chịu thuế < 0, tức là (Doanh thu + Thu nhập khác) < Chi phí được trừ, doanh nghiệp bị lỗ.
- Trên tờ khai QTT TNDN mẫu 03/TNDN:
- Nếu [C1] < 0, doanh nghiệp bị lỗ.
- Nếu [C1] = 0, doanh nghiệp không lãi, không lỗ.
- Nếu [C1] > 0, doanh nghiệp có lãi.
1.2 Cách chuyển lỗ thuế TNDN
- Điều kiện chuyển lỗ thuế TNDN:
- Doanh nghiệp có thể thực hiện việc chuyển lỗ khi trong kỳ tính thuế hiện tại có phát sinh lãi và số lỗ từ các năm trước vẫn còn tồn đọng hoặc chưa được chuyển hết.
- Số lỗ từ các kỳ trước đó có thể được chuyển sang nhưng không vượt quá số lãi của kỳ hiện tại.
- Việc chuyển lỗ phải được thực hiện liên tục và tối đa trong thời gian 5 năm. Nếu sau 5 năm kể từ năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ mà số lỗ vẫn chưa được chuyển hết, doanh nghiệp sẽ không còn quyền chuyển lỗ nữa.
- Cách chuyển lỗ thuế TNDN
- Doanh nghiệp có thể tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý trong năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
Ví dụ 1: Năm 2022, doanh nghiệp A phát sinh lỗ 10 tỷ đồng. Năm 2023,
doanh nghiệp A có thu nhập 12 tỷ đồng, thì toàn bộ số lỗ 10 tỷ đồng của năm
2022 phải được chuyển vào thu nhập năm 2023.
Ví dụ 2: Năm 2022, doanh nghiệp B phát sinh lỗ 20 tỷ đồng. Năm 2023,
doanh nghiệp B có thu nhập 15 tỷ đồng, thì:Doanh nghiệp B phải chuyển toàn
bộ 15 tỷ đồng lỗ vào thu nhập năm 2023.
Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng sẽ được theo dõi và chuyển tiếp vào các năm sau,
tối đa không quá 5 năm từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Bù trừ lỗ trong năm tài chính
Doanh nghiệp có thể bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo trong
cùng năm tài chính. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, số lỗ của cả
năm sẽ được xác định và chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế của những năm
tiếp sau theo quy định.
Nguyên tắc tự xác định số lỗ
Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc chuyển
lỗ liên tục và không quá 5 năm từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Nếu phát
sinh thêm lỗ trong thời gian chuyển lỗ, số lỗ mới này cũng được chuyển lỗ
toàn bộ và liên tục trong tối đa 5 năm.
Kiểm tra, thanh tra và chuyển lỗ
Nếu cơ quan kiểm tra, thanh tra thuế xác định số lỗ được chuyển khác với số
doanh nghiệp tự xác định, số lỗ sẽ được chuyển theo kết luận của cơ quan
này, nhưng vẫn đảm bảo không quá 5 năm từ năm tiếp sau năm phát sinh
lỗ.
Hạn chế thời gian chuyển lỗ
Quá thời hạn 5 năm từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa được
chuyển hết, thì không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.
Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách
Doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định
chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. Số lỗ phát
sinh trước khi chuyển đổi phải được theo dõi chi tiết và bù trừ vào thu nhập
cùng năm hoặc chuyển tiếp theo quy định chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm.
Số lỗ phát sinh trước khi chia, tách và còn trong thời gian chuyển lỗ sẽ
được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở
hữu được chia, tách.
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://aztax.com.vn/chuyen-lo-thue-tndn/