Hướng dẫn tài khoản 131 (phải thu của khách hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

2024/06/19

TintứcKếtoán

Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 177/2015/TT-BTC), quy định về kết cấu và nội dung phản ánh đối với tài khoản 131 (phải thu của khách hàng), cụ thể như sau:

1. Bên Nợ của tài khoản 131 (phải thu của khách hàng)

- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
- Số phí bảo hiểm tiền gửi phải thu phát sinh trong kỳ của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Số tiền phạt phải thu phát sinh trong kỳ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.


2. Bên Có của tài khoản 131 (phải thu của khách hàng)

- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại.
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế giá trị gia tăng hoặc không có thuế giá trị gia tăng).
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
- Số phí bảo hiểm tiền gửi và số tiền phạt đã thu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Số phí bảo hiểm tiền gửi và số tiền phạt đã được xử lý xóa nợ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Số dư bên Nợ của tài khoản 131 (phải thu của khách hàng)

Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản 131 (phải thu của khách hàng) có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".
Số phí bảo hiểm tiền gửi và số tiền phạt còn phải thu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nộp phí, nộp phạt thừa của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".

TTài khoản 131 (phải thu của khách hàng) áp dụng cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1311 (phải thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi): Phản ánh số phí bảo hiểm tiền gửi phải thu của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Tài khoản 1312 (phải thu tiền phạt của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi): Phản ánh số tiền phạt do vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi và thời hạn nộp phí phải thu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Tài khoản 1318 (phải thu khác của khách hàng): Phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài các khoản phải thu phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được phản ánh ở các tài khoản 1311, 1312.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ